Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bong võng mạc có lây không? Những điều cần biết về bong võng mạc

Ngày 24/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bong võng mạc là tình trạng lớp võng mạc của mắt bị bong tróc, tách ra khỏi các phần còn lại của mắt. Bong võng mạc có lây không là vấn đề khá nhiều người băn khoăn, lo lắng. Bởi bong võng mạc nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây suy giảm thị lực, thậm chí là mù vĩnh viễn.

Theo các bác sĩ, chuyên gia y khoa, bong võng mạc không lây nhưng vẫn có khả năng di truyền gia đình. Chính vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn để biết cách phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả. Vậy bong võng mạc có lây không? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu khám phá về bệnh lý này trong bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là bong võng mạc?

Bong võng mạc là một bệnh lý nhãn khoa vô cùng nguy hiểm. Khi phát hiện, người bệnh cần phải thăm khám, kiểm tra chính xác để có thể kịp thời điều trị và cấp cứu.

Võng mạc là hiện tượng lớp màng trong cùng ở phía sau mắt bị tách biệt hẳn với các lớp còn lại. Một vết nứt, vết rách cũng có thể dẫn đến bong võng mạc. Lớp võng mạc hiện diện cho số lượng lớn các tế bào thần kinh thị giác. Vì thế, khi bị bong sẽ khiến thị lực bị giảm đi rõ rệt, trong trường hợp không kịp thời can thiệp điều trị sẽ để lại những thương tổn vĩnh viễn.

Bong võng mạc có lây không?

Bong võng mạc là một tình trạng tổn thương thực thể xảy ra nguyên phát hoặc thứ phát sau một tổn thương ở võng mạc. Vì vậy, bệnh lý này không lây nhưng có thể di truyền gia đình với tỉ suất mắc cực thấp.

Bong võng mạc có lây không? Những điều cần biết về bong võng mạc 1 Bong võng mạc là một trong những bệnh lý về mắt vô cùng nguy hiểm

Những đối tượng dễ mắc bệnh bong võng mạc

Bất kỳ ai cũng có thể bị bong võng mạc, nhưng ở một số người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn: 

  • Tiền sử gia đình bị bong võng mạc. 
  • Tiền sử bị chấn thương mắt nghiêm trọng.
  • Người có tiền sử phẫu thuật mắt, chẳng hạn như phẫu thuật đục thủy tinh thể.
  • Lão hóa - bong võng mạc phổ biến hơn ở những người trên 50 tuổi.

Một số vấn đề khác về mắt cũng có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, bao gồm: 

  • Bệnh võng mạc đái tháo đường.
  • Cận thị nặng, đặc biệt một loại cận thị nặng được gọi là cận thị thoái hóa.
  • Bong dịch kính hay tách thủy tinh thể sau (PVD).
  • Một số bệnh về mắt khác, bao gồm chứng tách võng mạc bẩm sinh/bong u nang võng mạc bẩm sinh hoặc thoái hóa võng mạc chu biên.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh lý bong võng mạc?

Một trong những dấu hiệu cảnh báo về bệnh lý bong võng mạc trong giai đoạn đầu đó là bạn đột nhiên thấy đốm, triệu chứng ruồi bay trước mắt và triệu chứng thấy chớp lóe. Mắt bạn có thể trở lên mờ, hoặc bạn có thể nhìn kém nguyên nhân là do dịch kính bị đục. Khi vết rách dần tiến triển sang bong, giống như có tấm màn che tầm nhìn hay có một vùng xám. Nếu võng mạc bong luôn cả hoàng điểm sẽ gây suy giảm thị lực một cách nghiêm trọng.

Bong võng mạc không gây đau. Nếu bạn gặp bất cứ dấu hiệu bong võng mạc trực quan nào, hãy đến bác sĩ chuyên khoa mắt ngay lập tức. Điều trị khẩn cấp làm tăng khả năng phục hồi thị lực bị mất.

Bong võng mạc có lây không? Những điều cần biết về bong võng mạc 2 Hình ảnh khi nhìn thấy của mắt người bình thường và mắt bệnh bong võng mạc 

Cách điều trị bong võng mạc hiệu quả

Võng mạc bị rách

Trong trường hợp võng mạc bị rách, có thể sử dụng các biện pháp sau:

  • Phẫu thuật bằng Laser: Tạo các vết đốt nhỏ giúp hàn lại các lớp võng mạc về vị trí ban đầu. Chỉ định trong trường hợp vết rách và lỗ nhỏ.
  • Làm lạnh với cường độ cao (Cryopexy): Gắn võng mạc về vị trí cũ.
  • Bơm khí: Đây là quá trình bơm bóng khí vào mắt. Đẩy lớp võng mạc trở lại vị trí phía sau mắt và kết hợp với 1 trong 2 biện pháp trên để cố định lại vị trí của võng mạc. Bóng khí sẽ biến mất sau một tuần.

Võng mạc bị bong ra

Trong trường hợp võng mạc bị bong tróc ra thì hầu hết cần phải điều trị bằng phẫu thuật:

  • Ấn độn củng mạc: Bác sĩ sẽ gắn một dải băng nhân làm đẩy nhẹ thành mắt về phía trung tâm, việc này giúp cho võng mạc bị bong được áp át vào thành mắt. Phương pháp này hay được chỉ định trong những trường hợp cận thị nặng ở ngươi trẻ, rách võng mạc không ở quá phía sau hậu cực hoặc không có quá nhiều lỗ rách. 
  • Cắt dịch kích: Khối dịch kính khi cắt bỏ sẽ được thay thế bằng một loại gel nhằm duy trì hình dạng của mắt.
  • Sử dụng các phương pháp ở điều trị lỗ nhỏ, rách để cố định võng mạc về vị trí ban đầu.
Bong võng mạc có lây không? Những điều cần biết về bong võng mạc 3 Kiểm tra, thăm khám để được kịp thời chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả

Thời gian hồi phục của phẫu thuật không cố định. Ở một số trường hợp hồi phục chậm, thời gian có thể mất đến vài tháng, thậm chí cần phải phẫu thuật lại lần nữa. Việc hồi phục sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương ban đầu, đồng thời đáp ứng của bệnh nhân sau khi phẫu thuật hoàn thành. Người bệnh cần phải tuân thủ các yêu cầu của bác sĩ điều trị, tái khám đầy đủ theo giấy hẹn.

Sau khi thực hiện xong quá trình điều trị, thời gian thị lực của người bệnh sẽ trở lại như cũ và tùy vào phương pháp cũng như mức độ nặng nhẹ của tình trạng bong võng mạc. Ngoài ra, nếu bệnh lý kéo dài không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng thành công của ca phẫu thuật. Chính vì thế, khi người bệnh phát hiện mình mắc phải các dấu hiệu trên, cần nhanh chóng đến gặp các bác sĩ chuyên khoa về mắt càng sớm càng tốt.

Trên đây là bài viết giúp bạn giải đáp thắc mắc rằng "Bong võng mạc có lây không?". Tuy đây là bệnh lý về mắt không lây từ người này sang người khác nhưng bệnh sẽ không thể tự lành. Điều quan trọng là phải được điều trị càng sớm càng tốt để người bệnh có khả năng duy trì thị lực tốt nhất. 

Kim Tuyền 

Nguồn tham khảo: Tổng Hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm