Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Bột ngọt làm từ gì?

Ngày 17/09/2022
Kích thước chữ

Bột ngọt là một loại gia vị phổ biến được sử dụng trong hầu hết các bữa ăn. Bột ngọt giúp làm tăng độ ngọt và tăng cường hương vị có trong các món ăn. Vậy, bột ngọt làm từ gì và ăn bột ngọt nhiều có hại cho sức khỏe hay không?

Từ trước đến nay, chắc hẳn bạn đã nghe rất nhiều về những lời truyền miệng cho rằng ăn bột ngọt không tốt. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Mời bạn cùng Nhà Thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc cho câu hỏi bột ngọt làm từ gì và ăn bột ngọt ra sao để không những an toàn mà còn tốt cho sức khỏe nhé!

Bột ngọt làm từ gì? 1 Bột ngọt làm từ gì là câu hỏi mà không ít người vẫn còn thắc mắc

Bột ngọt làm từ gì?

Bột ngọt (hay Monosodium glutamate) là muối natri của axit glutamic (một loại axit amin thông thường). Nó là một loại axit amin cần thiết cho quá trình tổng hợp protein ở cơ thể con người. Để biết được bột ngọt làm từ gì, bạn cần hiểu rằng nó được sản xuất nhờ quá trình lên men tự nhiên từ các nguồn nông sản như sắn (khoai mì), mía…

Thành phần chính trong bột ngọt là axit glutamic. Axit glutamic ngoài bột ngọt ra thì cũng thường được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như hải sản, thịt, rau, gia cầm, trái cây, sữa và các sản phẩm từ sữa. Đồng thời, nước sốt lên men như nước tương và nước mắm cũng tìm thấy axit glutamic trong đó.

Như đã kể trên, bột ngọt là muối natri của axit glutamic nên nó cung cấp nhiều natri cho cơ thể. Mặc dù glutamate là một axit amin không thiết yếu, tức là cơ thể bạn có thể sản sinh ra nó. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta có thể dễ hấp thụ axit glutamic có trong bột ngọt hơn vì nó không bị giữ lại trong các phân tử protein lớn mà cơ thể cần phải phân hủy.

Bột ngọt làm từ gì? 2 Bột ngọt cung cấp nhiều natri cho cơ thể

Ăn bột ngọt đúng cách mang lại lợi ích gì?

Bột ngọt hỗ trợ giảm cân

Có thể giảm cân nhờ việc ăn thực phẩm với lượng calo ít. Một số thí nghiệm và bằng chứng khoa học đã cho thấy bột ngọt có thể giúp bạn cảm thấy no nhanh hơn. Các nghiên cứu cũng lưu ý rằng việc tiêu thụ các món súp có hương vị mì chính sẽ giúp bạn ăn ít calo hơn trong các bữa ăn tiếp theo.

Bột ngọt có hương vị umami giúp kích thích các thụ thể ở lưỡi và trong đường tiêu hóa của bạn, đồng thời kích hoạt giải phóng các hormone điều chỉnh sự thèm ăn. Tuy vậy, bạn không nên dựa vào bột ngọt để cảm thấy no. Bạn nên kết hợp bột ngọt với các loại thực phẩm khác.

Tăng cường vị mặn tự nhiên của món ăn

Tuy bột ngọt không có hương vị riêng biệt nhưng nó lại giúp tăng cường vị mặn tự nhiên của thực phẩm. Bởi thế, một số nhà hàng và nhà sản xuất đã thêm bột ngọt để giúp tăng hương vị của các món ăn.

Giảm thiểu natri trong khẩu phần ăn

Bột ngọt sau khi khử natri có thể được dùng để thay thế các loại gia vị có natri nặng khác trong thực phẩm. So với muối ăn thì hàm lượng natri của nó là một phần ba. Các đầu bếp sử dụng bột ngọt để chế biến các món ăn có thể giảm lượng muối tới 40% mà món ăn vẫn ngon.

Ăn bột ngọt quá nhiều có gây hại không?

Bột ngọt gây đau đầu: Một trong những tác dụng phụ của việc dùng bột ngọt là đau đầu, đặc biệt là khi bạn đang đói mà ăn bột ngọt. Sau khi dùng bột ngọt, cơn đau đầu có thể đến và kéo dài khoảng 30 phút, có khi đến vài giờ. Tệ hơn, một số người bị dị ứng với các thành phần có trong bột ngọt có thể thấy mệt mỏi và yếu sau từ 1 đến 2 ngày.

Buồn nôn và nôn: Nhiều người sẽ thấy buồn nôn hoặc thậm chí nôn sau khi ăn bột ngọt. Không phải do bột ngọt hết hạn sử dụng hay giả mà do bột ngọt có chứa đạm thực vật thủy phân và men. Những ai thấy buồn nôn hay nôn là do bị dị ứng với protein thực vật thủy phân trong men bia và bột ngọt.

Bột ngọt gây tăng huyết áp: Bột ngọt có chứa nhiều natri. Khi ta ăn bột ngọt, natri trong nó sẽ làm cơ thể ta mất nước, khiến chúng ta khát và uống nhiều nước. Khi ấy, nước sẽ ngấm vào mạch máu làm lượng máu và huyết áp tăng lên.

Bệnh hen suyễn: Nghiên cứu tại Đại học Johns Hopkins đã chỉ ra rằng ở một số người, bột ngọt có thể gây ra bệnh hen suyễn. Nó có thể gây khó thở dữ dội cho bệnh nhân hen, một số trường hợp nặng hơn cần phải đi khám. Bên cạnh đó, các nghiên cứu khác cũng khẳng định rằng bột ngọt có thể gây hại cho hệ thần kinh trung ương, tế bào não và có liên quan đến bệnh Alzheimer.

Nguy cơ ung thư dạ dày: Theo nghiên cứu, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư dạ dày bằng bột ngọt tại Ấn Độ đang ngày càng gia tăng. Do mối liên quan giữa ung thư và bột ngọt, việc sử dụng bột ngọt đã gây ra nhiều lo ngại cho những người nội trợ. Nhiều nhà khoa học cũng phát hiện rằng bột ngọt có thể làm giảm hoạt động của một số chất chống oxy hóa cần thiết trong cơ thể để chống lại bệnh ung thư.

Bột ngọt làm từ gì? 3 Ăn nhiều bột ngọt có thể khiến bạn bị đau đầu

Tuy vậy, bột ngọt chỉ có hại khi chúng được sử dụng không đúng cách hoặc quá nhiều. Vậy sử dụng bột ngọt thế nào cho đúng? Một số phương pháp dưới đây có thể giúp bạn chăm sóc sức khỏe gia đình tốt hơn.

Sử dụng bột ngọt đúng cách như thế nào?

Dùng bột ngọt với nhiệt độ thích hợp

Khi nhiệt độ của món ăn quá cao hoặc quá thấp thì không thêm bột ngọt. Nếu quá cao sẽ làm thay đổi thành phần hóa học của bột ngọt, mất hương vị và có hại cho sức khỏe. Còn nhiệt độ quá thấp thì bột ngọt sẽ lâu tan hoặc tan hết, ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Bạn nên cho bột ngọt khi nhiệt độ từ 70°C đến 90°C.

Bột ngọt làm từ gì? 4 Bạn nên cho bột ngọt vào món ăn với nhiệt độ thích hợp

Nêm bột ngọt đúng thời gian và liều lượng

Bột ngọt được nêm nếm đúng thời điểm là khi các món ăn đã được chế biến xong và vừa tắt bếp. Lúc này không chỉ đảm bảo an toàn sức khỏe mà hương vị món ăn còn đảm bảo.

Trung bình một ngày mỗi người không nên tiêu thụ quá 6g bột ngọt. Khi dùng quá liều sẽ dễ gây buồn nôn, đau đầu, tụt huyết áp và các triệu chứng khác. Đặc biệt những người cao tuổi, viêm thận, cao huyết áp, phù nề… nên hạn chế sử dụng bột ngọt.

Sử dụng bột ngọt trong các món ăn phù hợp

Sử dụng bột ngọt cho những món ăn phù hợp, không nên dùng gia vị này một cách bừa bãi. Ví dụ như những món ăn có vị ngọt tự nhiên (củ cải, cà rốt, đu đủ, bắp...), món ăn chứa nhiều axit (dưa cải), món ăn chiên rán… thì không nên cho bột ngọt vào.

Trên đây là toàn bộ những giải đáp cho câu hỏi bột ngọt làm từ gì và cách dùng bột ngọt sao cho đem lại hiệu quả dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe người sử dụng. Nhà Thuốc Long Châu tin rằng chị em nội trợ sẽ có thể áp dụng những cách trên để đem lại bữa ăn không chỉ ngon mà còn đảm bảo dinh dưỡng cho gia đình!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin