Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bên cạnh khái niệm stress thì burn out cũng là một trạng thái tâm lý và sức khỏe bất ổn. Vậy cụ thể burn out là gì và dấu hiệu để nhận biết thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Burn out là gì? Burn out thường được dùng để diễn tả tình trạng bị kiệt sức cả về mặt cảm xúc, thể chất lẫn tinh thần vì luôn ở trong trạng thái căng thẳng kéo dài, burn out thường xảy ra ở môi trường công sở là phần lớn và khiến năng suất lao động giảm rõ rệt.
Burn out là tình trạng kiệt sức do áp lực công việc hoặc stress kéo dài, gây mất hứng thú, giảm hiệu suất và cảm giác tiêu cực về bản thân. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và thể chất, cần được nhận biết và xử lý kịp thời.
Burn out là lúc một người cảm thấy cơ thể dường như đã bị rút hết năng lượng, chịu áp lực, quá tải trong một thời gian dài và không thể đáp ứng được kỳ vọng của cấp trên. Điều này làm cho sự hứng thú trong công việc bị mất đi và mất hết động lực để tiếp tục công việc hiện tại.
Burn out là thuật ngữ được dùng ở chốn công sở
Burn out là dấu hiệu được biểu hiện dựa trên 3 phương diện thể chất, cảm xúc, hành vi với các dấu hiệu như sau:
Về thể chất:
Về cảm xúc:
Về hành vi:
Người bị burn out thường muốn trốn tránh công việc
Căng thẳng khi kéo dài sẽ làm bạn kiệt sức nhưng không có nghĩa bạn đang bị stress. Stress có liên quan tới nhiều loại áp lực bao gồm cả thể chất và tinh thần, tuy nhiên nếu nghĩ rằng bản thân vẫn có thể kiểm soát được mọi việc thì người bị căng thẳng sẽ cảm thấy tốt hơn.
Vậy điểm khác nhau giữa stress và burn out là gì? Người mắc phải hội chứng burn out sẽ luôn cảm thấy bị kiệt sức, trống rỗng, không quan tâm và không có động lực trong công việc. Những người bị burn out sẽ cảm thấy bản thân như bị chìm ngập trong trách nhiệm công việc và muốn chối bỏ toàn bộ trách nhiệm ấy. Nếu như người bị stress thường ý thức được bản thân đang stress thì người bị burn out thường không ý thức được rằng hội chứng này đang xảy ra với mình.
Sau khi đã ý thức được bản thân đang bị burn out, bạn nên chủ động giải thoát mình khỏi hội chứng này bằng một số phương pháp sau:
Nếu như cảm thấy kiệt quệ kể cả thể xác lẫn tinh thần với công việc hiện tại thì tốt nhất bạn nên từ bỏ công việc này để tìm một công việc mà bạn yêu thích. Ngoài ra, nếu cảm thấy chán ghét công việc, bạn cũng có thể tìm đến những thú vui của bản thân hay tìm kiếm ý nghĩa và sự hài lòng từ người khác để cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Xây dựng các mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp ở công sở sẽ giúp bạn cảm thấy công việc bớt áp lực hơn và dễ dàng chống lại tác động của hội chứng burn out. Sự trò chuyện, đùa giỡn ở nơi làm việc sẽ giúp giải tỏa căng thẳng. Đặc biệt là khi công việc đòi hỏi cao khiến bạn không thể hoàn thành được, nhờ bạn bè nơi công sở hỗ trợ sẽ giúp hiệu suất công việc được cải thiện tốt hơn.
Để cơ thế nghỉ ngơi, thư giãn là cách tốt nhất để thoát khỏi cảm giác kiệt sức vì công việc. Vì thế, nếu cảm thấy bản thân đang bị burn out, hãy xin nghỉ phép tạm thời một hai hôm hoặc dùng số phép năm của mình để rời khỏi công việc một thời gian. Những lúc này bạn có thể để cơ thể được nghỉ ngơi, nạp thêm năng lượng bằng cách đi du lịch, tập yoga,... Tập luyện yoga, thiền có thể kích hoạt phản ứng thư giãn của cơ thể.
Đi du lịch là cách để giải phóng bản thân khá tốt
Ngoài ra, tập thể dục cũng là một liều thuốc cho tinh thần để giải tỏa khỏi những áp lực công việc. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên đặt mục tiêu mỗi ngày tập thể dục tối thiểu 30 phút, hoặc chơi các môn thể dục nhịp điệu, bơi lội, võ thuật,...
Đến nay, burn out vẫn chỉ được xem là một hội chứng tâm lý chứ không được gọi là bệnh. Chỉ cần bạn biết cách dung hòa cuộc sống với công việc một cách khoa học thì hoàn toàn có thể hạn chế được tình trạng burn out.
Trên đây là một vài thông tin về burn out là gì cũng như dấu hiệu nhận biết nếu không may quý đọc giả rơi vào trường hợp này. Hi vọng với những thông tin trên đây, bạn có thể nhận biết sớm nếu bản thân bị burn out để có biện pháp kiểm soát hiệu quả, kịp thời.
Như Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.