Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Chế độ ăn uống của bạn và men vi sinh có thể cải thiện hiệu quả của vắc xin như thế nào?

Chiêu Anh

27/03/2025
Kích thước chữ

Vắc xin đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm. Có nhiều yếu tố quyết định hiệu quả của vắc xin, tuy nhiên rất ít người biết đến vai trò của hệ vi sinh vật cũng là có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin và can thiệp vào chế độ ăn uống giúp cải thiện phản ứng miễn dịch. Vậy, chế độ ăn uống và men vi sinh có thể cải thiện hiệu quả vắc xin như thế nào?

Các nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn uống và bổ sung men vi sinh có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin. Các thành phần dinh dưỡng của chế độ ăn uống có thể chỉ định rõ ràng loại vi khuẩn đường ruột sử dụng chất dinh dưỡng đó hoặc các chất chuyển hóa của chúng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tham khảo các nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa hệ khuẩn đường ruột và hệ miễn dịch, từ đó tác động đến hiệu quả của vắc xin.

Hệ vi khuẩn đường ruột và các yếu tố quyết định hiệu quả của vắc xin

Trong quá trình sinh ra, khi trẻ sơ sinh tiếp xúc với môi trường sẽ hình thành nên hệ vi sinh vật đường ruột ở trẻ. Hệ vi khuẩn đường ruột này rất dễ bị tổn thương trước những thay đổi của môi trường trong hai năm đầu đời. Cộng đồng vi khuẩn đường ruột sẽ dần tăng trưởng và trở nên ổn định ở tuổi trưởng thành, đặc biệt là ở phân cấp ngành. Các thành phần này gần như không thay đổi khi có sự nhiễu loạn cấp tính và các thay đổi nhỏ thường sẽ nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, việc tiếp xúc lâu dài với các mối nguy hiểm từ môi trường, các yếu tố liên quan đến lối sống hiện đại và tình trạng căng thẳng đều có thể dẫn đến chứng loạn khuẩn.

Không chỉ vậy, phương thức sinh nở cũng gây ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh. Điều này có nghĩa là, ở trẻ sinh thường có tỷ lệ Prevotella, Bifidobacterium và Lactobacillus cao hơn, trong khi trẻ sinh mổ có tỷ lệ nhiễm các mầm bệnh cơ hội liên quan đến bệnh viện cao hơn. Trẻ sơ sinh uống sữa công thức có mức độ Bifidobacterium có lợi thấp hơn so với trẻ bú mẹ, điều này nhấn mạnh vai trò của việc quan tâm dinh dưỡng sớm ở trẻ.

Chế độ ăn uống của bạn và men vi sinh có thể cải thiện hiệu quả của vắc xin như thế nào?  1
Hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ sơ sinh dễ bị tổn thương trong hai năm đầu đời

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh vật đường ruột và phản ứng của vắc xin

Nhiều nghiên cứu đã báo cáo về mối liên hệ giữa hệ vi sinh vật đường ruột và hiệu quả vắc xin ở trẻ sơ sinh. Một cuộc khảo sát ở Nicaragua đã phát hiện mức độ Proteobacteria cao hơn ở trẻ sơ sinh không tạo được đáp ứng huyết thanh sau tiêm vắc xin rotavirus. Còn đối với khảo sát trẻ ở Ghana cho thấy sự khác biệt về hệ vi sinh vật đường ruột giữa những trẻ có đáp ứng và không đáp ứng với vắc xin rotavirus, mức độ cao hơn đối với trẻ có đáp ứng.

Ngoài ra, có sự không đồng nhất lớn trong phản ứng với vắc xin sốt vàng da, viêm gan B cúm và bạch hầu - uốn ván - ho gà ở người lớn, đặc biệt là người cao tuổi. Cụ thể, sự chiếm ưu thế và tính đa dạng của các vi khuẩn cộng sinh giảm dần theo tuổi tác, nhưng lại làm gia tăng sự hiện diện của các tác nhân gây bệnh cơ hội.

Đồng thời, các nghiên cứu cũng minh họa mối liên hệ giữa hệ vi sinh vật đường ruột và bệnh COVID-19. Nghiên cứu cho thấy những kết quả tương quan giữa hệ vi sinh đường ruột và khả năng sinh miễn dịch kém sau ba liều CoronaVac. Tuy nhiên tương tác hệ vi sinh vật - miễn dịch này lại cho kết quả trái ngược ở trẻ em, cụ thể một số trẻ có hệ vi sinh vật tương tự nhưng lại cho thấy phản ứng vắc xin khác nhau.

Chế độ ăn uống của bạn và men vi sinh có thể cải thiện hiệu quả của vắc xin như thế nào? 2
Đã có nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa hệ vi sinh vật đường ruột và hiệu quả vắc xin ở trẻ sơ sinh.

Chế độ ăn uống và men vi sinh ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột và phản ứng miễn dịch cơ thể

Các chế độ ăn khác nhau sẽ có tác động khác nhau đến hệ vi sinh đường ruột. Chẳng hạn như, chế độ ăn giàu protein sẽ giúp tăng quần thể Oscillibacter và Akkermansia muciniphila, làm giảm quần thể Bifidobacterium và Lactococcus lactis; điều này cũng ảnh hưởng đến sự mở rộng vô tính các tế bào T chuyên biệt ở ruột và khả năng bảo vệ chống lại dị ứng thực phẩm.

Đối với chế độ ăn Địa Trung Hải hoặc chế độ ăn chay giàu chất xơ (đặc biệt là các chất xơ như inulin và pectin) sẽ thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn sản xuất SCFA, nhờ đó có thể điều chỉnh phản ứng miễn dịch. Chế độ ăn nhiều chất béo sẽ thúc đẩy các vi khuẩn sản xuất lipopolysaccharide, làm thay đổi cytokine đường ruột, do đó dẫn đến tăng tính thấm của ruột và làm suy yếu khả năng phòng vệ miễn dịch của niêm mạc. Thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt đỏ và mỡ lợn sẽ làm chứng loạn khuẩn trở nên trầm trọng hơn, trừ đầu cá.

Cần lưu ý rằng, các vi chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống như vitamin D, kẽm và sắt cũng sẽ có tác động đến sức khỏe đường ruột và phản ứng vắc xin. Ví dụ, nạp quá nhiều sắt sẽ thúc đẩy chứng loạn khuẩn, trong khi thiếu kẽm và vitamin D lại có liên quan đến hệ miễn dịch bị suy giảm.

Việc bổ sung men vi sinh như prebiotic và probiotic sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch và làm tăng hiệu quả của vắc xin do có liên quan đến việc bổ trợ phản ứng điều hòa miễn dịch bằng cách điều chỉnh tế bào T của vật chủ, chemokine, cytokine, tiết kháng thể và miễn dịch niêm mạc.

Chế độ ăn uống của bạn và men vi sinh có thể cải thiện hiệu quả của vắc xin như thế nào? 3
Chế độ ăn uống và bổ sung men vi sinh tăng cường khả năng miễn dịch và hiệu quả vắc xin

Chế độ ăn uống của bạn và men vi sinh có thể cải thiện hiệu quả của vắc xin nhờ vào việc tăng cường hệ miễn dịch và mối quan hệ của nó với hệ vi sinh đường ruột. Cần lưu ý nhóm đối tượng người lớn tuổi và trẻ sơ sinh sẽ có nguy cơ mắc chứng loạn khuẩn đường ruột và làm thay đổi phản ứng vắc xin cao hơn. Việc liên kết giữa hệ vi sinh vật đường ruột, chế độ ăn uống, vắc xin và men vi sinh sẽ đem đến những cơ hội nghiên cứu mới cho các chiến lược tiêm chủng khác. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Chủ đề:ThiềnStress