Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ăn quá nhiều đồ cay nóng và dầu mỡ thường gây ra các vấn đề về nhiệt miệng. Theo dân gian, các bài thuốc từ cây thuốc nam chữa nhiệt miệng rất hiệu quả. Nhưng nhiều người vẫn chưa biết các loại cây thuốc nam đó là gì. Mời bạn đọc tìm hiểu tại đây.
Nhiệt miệng xảy ra với mọi đối tượng ở bất kỳ lứa tuổi nào nếu ăn uống không hợp lý và khoa học.
Có nhiều cách chữa trị nhiệt miệng, trong đó việc sử dụng cây thuốc nam chữa nhiệt miệng được nhiều người ưa thích. Vậy có các loại cây thuốc nam chữa nhiệt miệng nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Nhiệt miệng (viêm loét miệng hay viêm niêm mạc miệng) là tình trạng niêm mạc miệng bị viêm hoặc loét, gây đau rát, sưng đau và khó chịu khi ăn, nói hoặc nuốt. Các vết loét nhỏ trên niêm mạc miệng thường có màu trắng hoặc vàng.
Nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nhiệt miệng:
Có nhiều loại cây thuốc nam chữa nhiệt miệng phổ biến trong đông y như:
Rau ngót là cây thuốc nam chữa nhiệt miệng được nhiều người ưa thích vì dễ tìm dễ mua. Rau ngót có khả năng thanh nhiệt giải độc. Đặc biệt khi kết hợp với mật ong có tính kháng viêm sẽ giúp các vết loét trên miệng nhanh chóng được phục hồi.
Bạn chỉ cần rửa sạch rau với nước muối. Sau đó đem giã nhuyễn và chắt lấy nước trộn với một thìa mật ong. Dùng tăm bông chấm hỗn hợp này lên vết loét trong 5 - 10 phút và súc miệng bằng nước muối cho sạch.
Rau diếp cá là một loại cây thuốc nam chữa nhiệt miệng hiệu quả, có tính kháng khuẩn, tiêu diệt được các loại vi khuẩn gây nhiệt miệng. Rửa kĩ 150g diếp cá để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Sau đó đem đi xay với một ít nước lọc bỏ bã. Mỗi ngày chỉ cần uống 2 - 3 ly nước diếp cá thì nhiệt miệng sẽ được trị dứt điểm.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp diếp cá với các dược liệu khác để chữa nhiệt miệng. Cụ thể lấy 20g diếp cá, 16g bồ công anh, 16g cỏ mần trầu, 16g sâm đại hành, 12g liên kiều sinh địa, chi tử, huyền sâm, đương quy, 10g ngân hoa, nhân sâm, mơ muối sắc với nước, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Lá trầu có vị cay, nồng có mùi hắc nên rất hiệu quả trong việc kháng khuẩn, tiêu viêm, trừ phong. Lá trầu không chứa các hoạt chất như chavicol, estragol, eugenol, chavibetol,… có thể khử trùng và ức chế hoạt động của nhiều loại vi khuẩn có hại.
Bạn cần chọn 100 gram lá trầu già, sau đó rửa sạch, vò nát và đem đi đun sôi với 1 lít nước đến khi tinh chất ra hết. Lọc bỏ bã và cho một ít muối vào nước vừa mới nấu, đem đi súc miệng 1 - 2 lần mỗi ngày.
Có tác dụng làm mát gan, giải độc, giúp giảm viêm và được sử dụng để chữa trị nhiệt miệng. Pha 1 - 2 gram cỏ mực khô hoặc 10 - 15 gram cỏ mực tươi trong 250ml nước sôi. Để hỗn hợp nguội và uống như một loại nước trà. Uống từ 2 đến 3 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Các loại cây thuốc nam chữa nhiệt miệng không chỉ là những thảo dược quý giá từ tự nhiên mà còn là những "vị cứu tinh" giúp giải quyết các vết loét ở miệng. Tham khảo và thực hiện các bài thuốc gợi ý trên để cải thiện tình trạng nhiệt miệng nhé.
Xem thêm: Các loại cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp phổ biến trong Đông y
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...