Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe/
  4. Tin y dược

Các bệnh truyền nhiễm có xu hướng gia tăng tại Việt Nam trong 2024

17/12/2024

Các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam, nhất là những bệnh truyền nhiễm có khả năng gây dịch luôn là một mối lo ngại lớn đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa và dân số đông đúc. Hệ thống y tế tại nước ta, trong những vừa năm qua đã không ngừng cải thiện về nội dung và chất lượng, đạt được nhiều thành tựu to lớn, đặc biệt là vấn đề về y tế dự phòng, y tế công cộng. Tuy nhiên, ý thức cộng đồng và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa vẫn là yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe toàn dân cần phải được chú trọng và nâng cao hơn nữa.

cac-benh-truyen-nhiem-co-xu-huong-gia-tang-tai-viet-nam-trong-2024-title-1.png

Theo Báo cáo Kết quả phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 của Cục Y tế Dự phòng, số ca mắc bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam bao gồm sởi, bệnh dại và ho gà đang gia tăng rõ rệt. Có thể thấy số ca bệnh truyền nhiễm có khuynh hướng gia tăng tại nước ta trong các năm gần đây.

cac-benh-truyen-nhiem-co-xu-huong-gia-tang-tai-viet-nam-trong-2024-1.png

Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và thích ứng của các tác nhân gây bệnh thông qua tác động đến vòng đời, khả năng sinh sản, khả năng sống sót thông qua những tác động đến môi trường sống của véc tơ truyền bệnh, vi rút,...Các yếu tố khác như ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến tầng ozon, hệ sinh thái bị thay đổi, thay đổi thuỷ văn,... làm  mất cân bằng chu trình vật chủ - bệnh nguyên - trung gian truyền bệnh. Theo CDC, tỷ lệ bao phủ vắc xin ước tính đối với hầu hết các loại vắc xin dành cho trẻ em ở giai đoạn 2020 - 2021 đang thấp hơn so với trẻ em sinh ra trong giai đoạn 2018 - 2019. Sự chênh lệch về chủng tộc, dân tộc và tình trạng bảo hiểm y tế, khả năng kinh tế và mức độ đô thị hoá là những nguyên nhân chính của độ phủ vắc xin không đồng đều.

cac-benh-truyen-nhiem-co-xu-huong-gia-tang-tai-viet-nam-trong-2024-title-2.png

Nguyên nhân sâu xa của tình trạng gia tăng các bệnh truyền nhiễm trong năm 2024

Tỷ lệ tiêm chủng giảm do tâm lý chủ quan hoặc thiếu vắc xin: Tỷ lệ tiêm chủng giảm đang trở thành vấn đề đáng lo ngại tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Một trong những nguyên nhân chính là tâm lý chủ quan của một số bộ phận người dân, khi không nhận thức đầy đủ về sự nguy hiểm của các căn bệnh truyền nhiễm và cho rằng tiêm chủng là không thực sự cần thiết. Ngoài ra, việc thiếu vắc xin do nguồn cung cấp không ổn định hoặc những vấn đề về khả năng kinh tế khi sử dụng vắc xin dịch vụ khi những vắc xin đó không có trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng cũng là yếu tố góp phần làm giảm tỷ lệ tiêm chủng.

Sự suy giảm ý thức cộng đồng trong việc phòng bệnh: Hiện nay, nhiều người chủ quan, không tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như tiêm vắc xin đầy đủ, đeo khẩu trang hoặc vệ sinh cá nhân đúng cách. Bên cạnh đó, sự phát triển đa dạng của truyền thông vừa mang đến những lợi ích nhưng cũng mang đến những bất lợi khi quá nhiều thông tin sai lệch, không chính thống được lan truyền về tác dụng phụ của vắc xin và các biện pháp y tế thiếu cơ sở khoa học cũng làm giảm niềm tin của người dân, dẫn đến tâm lý né tránh và từ chối tham gia các chương trình dự phòng.

Tác động dài hạn của tình trạng này

Áp lực cao độ lên hệ thống y tế công: Gánh nặng của những bệnh truyền nhiễm có thể làm quá tải nguồn nhân lực, gián đoạn các dịch vụ y tế thường quy và gây ra áp lực lên nhân viên y tế. Các dịch bệnh như sởi, dại,... không chỉ đòi hỏi sự huy động nhanh chóng nguồn lực của hệ thống y tế mà còn đòi hỏi sự chung tay của chính quyền và người dân trong các biện pháp phòng ngừa nâng cao tỷ lệ tiêm chủng và nâng cao nhận thức cộng đồng về y tế công cộng. Những thách thức này nhấn mạnh sự cần thiết phải củng cố cơ sở hạ tầng y tế dự phòng và đầu tư đúng mức cho chiến lược phòng chống và kiểm soát dịch bệnh.

Gia tăng nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm trên diện rộng: Với những vấn đề được trình bày ở trên, có thể thấy dịch bệnh truyền nhiễm luôn có khả năng bùng phát  trên diện rộng bất cứ lúc nào nếu chủ quan, không nhận thức đầy đủ sự nghiêm trọng về khả năng gây dịch của bệnh truyền nhiễm. Tại Việt Nam, ghi nhận chu kỳ bệnh sởi là từ 4 đến 5 năm một lần, hai chu kỳ gần đây nhất là được ghi nhận là vào năm 2014 và năm 2019.

cac-benh-truyen-nhiem-co-xu-huong-gia-tang-tai-viet-nam-trong-2024-2.png

Khuyến nghị của chuyên gia trong hoàn cảnh hiện tại

Thực hiện đồng bộ chiến lược tiêm chủng

  • CDC đã khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ xem xét thực hiện các dự án cải thiện chất lượng tiêm chủng
  • Gia tăng đáng kể tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn.
  • Giảm sự chênh lệch trong thụ hưởng tài nguyên tiêm chủng, bất kể liên quan đến chủng tộc, dân tộc, bảo hiểm hay bất kỳ yếu tố nào khác dẫn đến độ bao phủ vắc xin tiêm chủng không tối ưu.

Nâng cao nhận thức cộng đồng về việc phòng bệnh

  • Cần tuyên truyền thông điệp từ nguồn chính thống về hiệu quả và nhấn mạnh những bằng chứng khoa học, nghiên cứu ứng dụng thực tiễn đã được kiểm chứng về tính an toàn của vắc xin đến với cộng đồng.
  • Tuân thủ chặt chẽ quy trình bảo quản, xử lý và tiêm vắc xin theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các khuyến cáo từ CDC.
  • Triển khai các quy trình chuyên môn, ứng dụng hiệu quả vào công việc, nhằm nâng cao tỷ lệ tiêm chủng.
cac-benh-truyen-nhiem-co-xu-huong-gia-tang-tai-viet-nam-trong-2024-title-3.png

Tiêm vắc xin có thể ngăn ngừa hiệu quả các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhất là những bệnh có thể gây  tử vong cho trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn. Sự ra đời của vắc xin, đã cho con người một giải pháp chủ động phòng ngừa tích cực  trước các bệnh nghiêm trọng, có thể gây  tử vong như sởi, sốt xuất huyết, dại, ho gà,...

Hiện nay, trung tâm tiêm chủng Long Châu là một trong những hệ thống uy tín tại Việt Nam. Với khả năng cung cấp nhiều loại vắc xin cho trẻ em và người lớn, bao gồm các loại vắc xin phòng ngừa những bệnh truyền nhiễm trong những năm gần đây đang có xu hướng gia tăng. Thêm vào đó, quy trình tiêm chủng khép kín đạt tiêu chuẩn và công nghệ quản lý thông tin hiện đại sẽ giúp nhắc nhở lịch tiêm và lưu trữ hồ sơ tiêm chủng một cách đầy đủ nhất. Tiêm chủng Long Châu cam kết đồng hành cùng cộng đồng trong việc bảo vệ sức khoẻ và góp phần tích cực cho hoạt động phòng ngừa dịch bệnh.

Ngoài ra, việc tuân thủ các biện pháp không đặc hiệu khác cũng có thể góp phần giảm tình trạng này:

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng đặc biệt trước khi ăn hoặc sau khi tiếp xúc nơi công cộng và luôn sử dụng khẩu trang: Hai biện pháp này là thường xuyên trong khuyến cáo phòng ngừa bệnh tật của CDC và WHO giúp hạn chế khi tiếp xúc với các mầm bệnh như sởi, thuỷ đậu,...
  • Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi: cần loại bỏ những rác thải có thể đọng nước, xử lý khu vực nước đọng giúp giảm môi trường sinh sản của muỗi ngăn chặn sốt xuất huyết, sốt rét, Zika,...
  • Hạn chế tiếp xúc với những động vật hoang dã và đưa thú cưng của bạn đi tiêm chủng dại định kỳ.
  • Chế độ ăn uống cân đối bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, kết hợp với tập luyện thể thao đều đặn để nâng cao sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng một lần sẽ giúp phát hiện và xử lý sớm các nguy cơ tiềm ẩn.

Xu hướng gia tăng các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sởi, ho gà,... đang đặt ra những thách thức lớn cho sức khỏe cộng đồng và hệ thống y tế nói chung và các thành viên gia đình của mỗi người nói riêng. Trong bối cảnh này, tiêm chủng vẫn là một biện pháp hiệu quả, kinh tế và bền vững nhất để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Hãy cùng hành động ngay hôm nay để góp phần xây dựng một môi trường sống an toàn, khỏe mạnh và chất lượng hơn cho tất cả mọi người chúng ta.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Anh Tuấn

Trên 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh cộng đồng – Tiêm chủng mở rộng Quốc gia. Trên 10 năm công tác trong lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh: X – Quang tổng quát và Siêu âm tổng quát. Hiện là giảng viên chính Chương trình đào tạo liên tục (CME) về An toàn Tiêm chủng của HCDC.

Xem thêm thông tin