Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các biến chứng của xơ phổi và cách điều trị bệnh

Ngày 23/08/2022
Kích thước chữ

Xơ phổi khiến tuổi thọ của bệnh nhân rút ngắn lại, tùy vào tiến triển bệnh mà tiên lượng sống còn của bệnh nhân khác nhau, trung bình chỉ từ 3 - 5 năm. Vậy các biến chứng của xơ phổi nguy hiểm như thế nào? Tìm câu trả lời ngay tại đây!

Xơ phổi là bệnh lý khiến nhiều người trở nên lo lắng, nhất là sau đại dịch Covid. Trong đó, các biến chứng xơ phổi là vấn đề được các bệnh nhân quan tâm trong quá trình điều trị bệnh. Cùng tìm hiểu rõ hơn về các biến chứng trong bài viết này.

Xơ phổi là gì?

Các biến chứng của xơ phổi và cách điều trị bệnh 1 Xơ phổi là gì?

Xơ phổi là tình trạng các mô trong phổi bị tổn thương nhiều lần, mất tính đàn hồi gây cứng, dày, từ đó tạo thành các sẹo trong phổi. Các mô sẹo này gây cản trở quá trình hít thở của người bệnh, làm giảm quá trình trao đổi khí CO2 và Oxy. Ngoài ra, chúng còn chèn ép vào các động mạch, mạch máu nhỏ trong phổi.

Một số triệu chứng của bệnh xơ phổi có thể kể đến như: Mệt mỏi, đau nhức cơ khớp, ho khan, khó thở, sụt cân không rõ lý do. Trong đó, khó thở là triệu chứng điển hình của bệnh xơ phổi, nhất là sau khi lao động nặng. Khi gặp phải triệu chứng này, tình trạng bệnh của bệnh nhân đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh xơ phổi chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, một số nguyên nhân phổ biến có thể gây bệnh là: 

  • Hút thuốc nhiều.
  • Mắc virus hoặc nhiễm trùng đường hô hấp mạn tính.
  • Đang điều trị với các thuốc có thể gây tổn thương mô phổi.
  • Thường xuyên tiếp xúc với không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi.
  • Mắc bệnh trào ngược dạ dày.
  • Yếu tố di truyền.

4 biến chứng của xơ phổi nguy hiểm nhất

Các biến chứng của xơ phổi và cách điều trị bệnh 2 Biến chứng của xơ phổi gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh

Xơ phổi có thể gây ra những biến chứng khó hồi phục cho người bệnh. Trong đó có thể kể đến 4 biến chứng nguy hiểm nhất dưới đây.

Tăng áp động mạch phổi

Các mô phổi bị sẹo sẽ chèn ép vào các động mạch, mao mạch, gây ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu trong phổi, sức kháng mạch máu cũng như áp suất động mạch phổi tăng lên. Bệnh trở nặng sẽ gây tăng áp động mạch phổi, đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không can thiệp kịp thời.

Giảm oxy trong máu

Xơ phổi khiến chức năng trao đổi khí bị suy giảm, khiến lượng oxy cung cấp vào máu cũng giảm. Điều này ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều cơ quan, đầu tiên là não và tim. Khi oxy trong máu thấp quá mức, bệnh nhân có thể hôn mê, ngừng tim dẫn tới tử vong.

Suy hô hấp

Xơ phổi mạn tính thường dẫn tới biến chứng suy hô hấp, khiến cho oxy trong máu thấp nghiêm trọng, nguy hiểm cho tim mạch. Trong giai đoạn này, bệnh nhân thường gặp phải tình trạng rối loạn nhịp tim, bất tỉnh.

Suy tim phải

Các mô xơ phổi chèn ép lên động mạch phổi nên tim phải bơm máu mạnh hơn để đảm bảo tuần hoàn máu. Lâu dần sẽ làm suy giảm chức năng tim, dẫn tới suy tim phải.

Xơ phổi có điều trị được không?

Các biến chứng của xơ phổi và cách điều trị bệnh 3 Điều trị xơ phổi tốt vẫn giúp bệnh nhân xơ phổi có chất lượng cuộc sống tốt hơn

Điều đáng nói là các biến chứng của xơ phổi hiện không thể điều trị hoàn toàn để loại bỏ các tổ chức xơ. Quá trình điều trị chỉ có thể ngăn cản tiến triển bệnh cũng như các biến chứng trên nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Điều trị tốt vẫn giúp bệnh nhân xơ phổi có chất lượng cuộc sống tốt hơn. 

Một số phương pháp điều trị xơ phổi phổ biến hiện nay:

  • Dùng thuốc: Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị xơ phổi thường là pirfenidone và nintedanib. Cả 2 loại thuốc này đều có thể gây tác dụng phụ là tiêu chảy và buồn nôn, riêng pirfenidone có thể gây thêm sốt phát ban. 
  • Trị liệu oxy: Đây là một trong những phương pháp được sử dụng để giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn. Phương pháp này có thể giúp cải thiện giấc ngủ, người bệnh cảm thấy thoải mái hơn và vẫn nhận đủ oxy khi ngủ hoặc tập luyện.
  • Phục hồi chức năng của phổi: Phương pháp này được sử dụng giúp cải thiện các hoạt động hàng ngày như: tập vận động để cải thiện khả năng chịu đựng, các kỹ thuật thở để nâng cao chức năng của phổi, tư vấn dinh dưỡng và hỗ trợ tình trạng sức khỏe của người bệnh. 
  • Ghép phổi: Phương pháp có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, cần có những phương án phòng ngừa các biến chứng do ghép phổi gây ra như thải trừ và nhiễm trùng.

Duy trì lối sống lành mạnh cho người bệnh xơ phổi

Bên cạnh những phương pháp điều trị nói trên, để hỗ trợ ngăn chặn các biến chứng của xơ phổi, người bệnh cần duy trì một chế độ sống lành mạnh phù hợp. Cụ thể như: 

  • Dinh dưỡng: Ăn nhiều loại trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không có chất béo và thịt nạc. Tránh chất béo động vật hay chất béo tái sử dụng nhiều lần, giảm muối và đường.
  • Tập luyện hằng ngày: Thường xuyên tập luyện các hoạt động đi bộ, đi xe đạp hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để tập các hoạt động phù hợp. Tập thể dục cũng là cách giúp bạn duy trì chức năng phổi và thư giãn.
  • Tiêm vắc xin cúm hàng năm.
  • Không hút thuốc lá và hạn chế các tác nhân gây nguy hiểm cho phổi từ môi trường.

Trên đây là những thông tin về biến chứng của xơ phổi bạn cần biết. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc phòng và điều trị bệnh một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Nhật Lệ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:xơ phổi