Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các cách giảm sưng khi tiêm filler môi

Ngày 27/11/2022
Kích thước chữ

Hiện nay, tiêm filler môi là phương pháp làm đẹp giúp cải thiện khuyết điểm môi được nhiều chị em lựa chọn. Sau khi thực hiện tiêm filler, môi thường có dấu hiệu sưng đau gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Trong bài viết dưới đây, sẽ giúp bạn có các cách giảm sưng khi tiêm filler môi.

Tình trạng sưng đau sau khi tiêm filler môi là phản ứng tự nhiên của cơ thể mà bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo sợ tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ. Dưới đây sẽ là những cách giảm sưng khi tiêm filler môi mang lại hiệu quả cao.

Nguyên nhân môi bị sưng sau khi tiêm filler

Trước khi tìm hiểu về cách giảm sưng khi tiêm filler môi thì ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này. Có rất nhiều lý do khách quan và chủ quan gây nên tình trạng sưng môi như sau:

Cơ địa mỗi người

Khi cơ thể dung nạp một chất nào đó vào cơ thể thì chắc chắn sẽ xảy ra phản ứng và tác dụng phụ. Filler được biết đến là hợp chất làm đầy chứa axit hyaluronic được chứng nhận tương thích với cơ thể con người. Tuy nhiên khi tiêm filler vào môi, chất filler cũng cần thời gian để dung nạp và kích thích các tế bào phản ứng. Vì vậy mà sau khi tiêm filler thì môi bị sưng là điều rất bình thường. Sau vài ngày, hợp chất này bắt đầu dung hòa với cơ thể thì tình trạng sưng cũng sẽ không còn nữa.

Chất lượng filler

Một trong những nguyên do nguy hiểm khiến môi sưng đỏ và kích ứng là do dùng filler không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng. Khi tiêm phải loại filler này vào môi sẽ khiến cho cơ thể đào thải nhanh, làm môi sưng phù và đau nhức âm ỉ. Sau vài ngày bạn sẽ nhìn thấy màu môi bị thâm tím, nếu kéo dài có thể dẫn tới viêm nhiễm trùng và dẫn đến hoại tử rất nguy hiểm.

Filler không đảm bảo chất lượng là nguyên nhân gây môi sưng khi tiêm filler Filler không đảm bảo chất lượng là nguyên nhân gây môi sưng khi tiêm filler.

Quy trình vô trùng không đảm bảo

Đối với tất cả các dịch vụ thẩm mỹ bao gồm tiêm filler đều cần thực hiện trong môi trường vô khuẩn để đảm bảo vệ sinh. Nếu cơ sở không sát trùng và khử khuẩn thì sẽ khiến cho vi khuẩn bám dính vào và gây nên tình trạng viêm nhiễm vết thương. Môi sẽ bị sưng kéo dài và dễ dàng lây nhiễm bệnh Herpes môi vì dùng chung kim tiêm.

Tay nghề bác sĩ 

Nếu bác sĩ không đủ kinh nghiệm mà vẫn thực hiện tiêm filler cho khách thì sẽ xảy ra nhiều hậu quả như: Tiêm sai vị trí, tiêm quá liều hoặc quá sâu,… Điều này khiến chất filler không phát huy được tác dụng mà còn làm tắc mạch máu lưu thông, làm môi bị thâm tím và sưng phù kéo dài.

Chăm sóc da không đúng cách

Chăm sóc da không đúng cách cũng là nguyên do khiến môi bị sưng âm ỉ sau khi thực hiện tiêm filler. Không tuân thủ lời khuyên từ bác sĩ trong chế độ ăn kiêng hay sinh hoạt cũng khiến môi dễ bị kích ứng và sưng đỏ.

Các cách giảm sưng khi tiêm filler môi

Sau khi làm đẹp bằng phương pháp tiêm filler, bạn có thể tham khảo một số cách giảm sưng khi tiêm filler môi như sau:

Chườm đá 

Sở dĩ môi bị sưng là vì các hồng cầu dưới da hoạt động theo cơ chế tự nhiên. Nhiệt độ thấp từ việc chườm đá sẽ giúp các mạch máu co lại từ đó giảm bớt sự di chuyển của hồng cầu và giảm tình trạng sưng, đau nhức.

Bạn hãy chuẩn bị một chiếc túi chườm và cho nước hoặc đá lạnh vào và chườm lên vùng môi khoảng 15 phút 20 phút mỗi ngày. Đừng quên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh bề mặt túi chườm thật sạch sẽ, không để bụi bẩn hoặc vi khuẩn rơi vào vết thương. Nếu không có túi chườm, bạn có thể dùng bông tẩy trang hoặc bông gạc y tế thấm đẫm nước rồi cho vào một túi zip. Đặt túi zip vào ngăn mát trong vòng 1 tiếng rồi dùng để chườm giảm sưng sau khi tiêm filler.

Một số chị em không có thời gian cũng có thể tìm mua các loại túi chườm bằng gel sinh học, loại túi chườm này được thiết kế nhỏ gọn để dễ dàng đem theo bên người và tái sử dụng nhiều lần.

Chườm nóng 

Ngoài chườm đá thì chườm nóng cũng là cách giảm sưng khi tiêm filler môi. Filler là dạng hợp chất có gốc axit nước nên rất kỵ nhiệt độ cao vì vậy bạn chỉ nên chườm bằng nước ấm. Nếu bạn chườm bằng nước quá nóng thì không những gây bỏng da mà còn khiến filler không ổn định từ đó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Chườm nóng hay chườm lạnh có thể làm giảm tình trạng môi sưng Chườm nóng hay chườm lạnh có thể làm giảm tình trạng môi sưng

Bạn hãy cho nước ấm vào trong túi chườm nóng và nhẹ nhàng áp lên môi trong vòng 10 – 15 phút hàng ngày. Có thể luân phiên kết hợp phương pháp chườm lạnh và chườm ấm để mang lại hiệu quả tốt nhất. Trong trường hợp không có túi chườm tiêu chuẩn, bạn cũng có thể dùng chai nước nhỏ và cho nước ấm vào trong, quấn một lớp gạc y tế bên ngoài và tiến hành chườm như bình thường.

Khi muốn chườm nóng sau khi tiêm, bạn tuyệt đối không được dùng các sản phẩm túi chườm tự sinh nhiệt hay miếng dán giữ ấm trên thị trường. Các sản phẩm này thường dùng hóa chất để tạo nhiệt độ cao và dễ gây bỏng da.

Dùng các loại thuốc khác

Một số chị em có cơ địa nhạy cảm vì thế mà vết thương sưng đỏ và lâu lành hơn những người khác thì có thể hỏi ý kiến của bác sĩ về việc dùng thêm thuốc. Ngoài thuốc kháng sinh, có một số loại thuốc cũng có khả năng giảm triệu chứng viêm nên bạn có thể nhờ bác sĩ viết đơn thuốc phù hợp với cơ địa của mình để tránh gây những biến chứng rủi ro.

Chú ý đến chế độ ăn uống 

Một cách giảm sưng khi tiêm filler môi nữa đó là bạn cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Hãy tránh xa những món có nhiều gia vị cay, như ớt, gừng, các loại sa tế, tiêu v…v. Chúng thường khiến cơ thể sinh nhiệt và khiến vết thương sưng đỏ nổi mẩn, đổ mồ hôi. Nếu mồ hôi vô tình dính vào vết thương sẽ khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn, thậm chí gây ra tình trạng nhiễm trùng, mưng mủ.

Bài viết này đã cung cấp cho các bạn về nguyên nhân cũng như cách giảm đau sau khi tiêm filler môi. Ngoài ra, khi các bạn muốn thực tiêm filler thì nên chú ý lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn cho chính mình.

Xem thêm:

Phương Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin