Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và mãn kinh có nguy cơ cao mắc các cấp độ của sa sinh dục. Sa sinh dục không chỉ gây khó khăn trong việc quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tùy vào các cấp độ của sa sinh dục sẽ có phác đồ điều trị khác nhau.
Sa sinh dục hay còn được biết đến với các tên gọi khác như sa tử cung, sa tạng chậu. Đây là bệnh lý lành tính xảy ra khi tử cung, bàng quang, trực tràng, thành trước và thành sau âm đạo bị tụt xuống khỏi vị trí giải phẫu bình thường. Nguyên nhân chính là do cấu trúc cân cơ và dây chằng nâng đỡ tại sàn chậu bị tổn thương, suy yếu khiến các tạng trên bị sa ra ngoài âm đạo.
Mặc dù không trực tiếp đe dọa tính mạng nhưng sa sinh dục gây ra rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt cũng như hoạt động tình dục. Hầu hết người bệnh thường giấu bệnh, chấp nhận “sống chung” với căn bệnh "khó nói". Đặc biệt, nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tùy thuộc vào các cấp độ của sa sinh dục. Vì thế, người bệnh cần đi khám để bác sĩ xác định tình trạng bệnh cụ thể, từ đó tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Các cấp độ của sa sinh dục thường từ nhẹ đến nặng tùy vào mức độ tạng bị sa ra ngoài âm đạo nhiều hay ít. Sa sinh dục có thể chia thành 3 cấp độ dựa vào vị trí gồm:
Các triệu chứng sẽ tùy thuộc vào các cấp độ của sa sinh dục nhiều hay ít, thời gian mắc bệnh, sa sinh dục đơn thuần hay còn có tổn thương phối hợp. Trường hợp bị sa sinh dục mức độ nhẹ, người bệnh thường chỉ nhìn thấy hoặc cảm nhận thấy âm đạo của mình căng phồng, kèm theo đau nhức lưng do căng các dây chằng treo tử cung. Các triệu chứng này thường chỉ xuất hiện khi người bệnh đi lại hoặc lao động nhiều và khối sa sẽ tự đẩy lên nếu nằm nghỉ.
Bước vào giai đoạn nặng hơn của các cấp độ của sa sinh dục, khi tử cung bị tụt xuống hơn so với vị trí bình thường sẽ gây áp lực lên các cơ quan vùng chậu khác như bàng quang, ruột sẽ gây ra các triệu chứng như:
Khối sa sinh dục sẽ ngày càng to và tần suất sa thường xuyên hơn theo thời gian gây ra cảm giác nặng bụng dưới, vướng víu khó chịu vùng tầng sinh môn. Nhiều trường hợp khối sa sinh dục thò hẳn ra ngoài cọ sát vào đùi và quần áo sẽ gây ra biến chứng viêm nhiễm, thậm chí dẫn đến ung thư.
Sa sinh dục có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Tùy thuộc các cấp độ của sa sinh dục, mục tiêu sinh nở, bác sĩ sẽ tư vấn điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật và phẫu thuật.
Với những trường hợp sa sinh dục mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số cách trị liệu nhằm cải thiện tình trạng bệnh như:
Trường hợp sa sinh dục cấp độ nặng và khắc phục bằng các phương pháp không phẫu thuật không mang lại hiệu quả, người bệnh nên cân nhắc thực hiện phẫu thuật. Có 2 phương pháp phẫu thuật sa sinh dục gồm:
Để dự phòng sa sinh dục, nữ giới không nên đẻ quá sớm, đẻ quá nhiều hay đẻ liên tục trong thời gian ngắn. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi sau đẻ rất quan trọng, phụ nữ sau đẻ không nên lao động quá sớm và mang vác nặng. Đồng thời, thường xuyên tập Kegel để duy trì sức mạnh cơ bắp tốt ở vùng xương chậu.
Trên đây là một số thông tin về các cấp độ của sa sinh dục. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này, đồng thời có biện pháp phòng ngừa đúng cách để giảm nguy cơ mắc sa sinh dục.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.