Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rất nhiều người bị chấn thương khi chơi bóng rổ vì đây là môn thể thao đối kháng với cường độ cao. Đó là những loại chấn thương nào và phải làm gì để phòng tránh?
Bóng rổ là bộ môn rất hấp dẫn đối với nhiều người từ nhiều độ tuổi khác nhau. Không thể phủ nhận những lợi ích sức khỏe của việc luyện tập bóng rổ. Bạn phải vận dụng nhiều nhóm cơ cùng một lúc khi chơi nên cơ thể rất linh hoạt và săn chắc. Tuy nhiên cũng vì lý do này mà bạn có nguy cơ phải đối mặt với các chấn thương không mong muốn. Các chấn thương khi chơi bóng rổ thường gặp nhất sẽ được liệt kê trong bài viết sau:
Chấn thương sẽ diễn ra trên các nhóm cơ mà bạn liên tục tác động lên hay do sự cố bị vấp ngã. Khi chơi bóng rổ thì từ đầu đến chân của bạn cũng đều có thể xảy ra chấn thương. Trong đó bao gồm các chấn thương phổ biến sau:
Một trong những chấn thương khi chơi bóng rổ không thể không nhắc đến đó là bong gân mắt cá chân. Trong quá trình chơi bóng rổ, bạn phải liên tục di chuyển với tốc độ nhanh. Điều này khiến cho bạn rất dễ bị bong gân khi gặp phải những tình huống đột ngột và phải chuyển hướng bất ngờ. Lúc này chân của bạn sẽ có thể bị lật vào trong, khiến dây chằng đột ngột bị giãn hoặc rách. Từ đó dẫn đến sưng đau vùng mắt cá, khiến bạn khó khăn trong việc di chuyển.
Khi gặp chấn thương này, hãy chườm đá lên vùng bị thương, băng bó và nghỉ ngơi trong vài ngày. Lưu ý không nên chườm đá trực tiếp mà hãy cho đá vào khăn hay túi chườm lạnh rồi mới sử dụng. Nếu tình trạng bong gân nghiêm trọng hơn, hãy đến bệnh viện để được thăm khám kỹ lưỡng.
Vì bóng rổ là bộ môn thể thao đối kháng nên các chấn thương đôi khi xảy ra là do va chạm với đội đối thủ. Trong đó đùi là vị trí dễ bị chấn thương khi chơi bóng rổ ở các tình huống bất chợt. Khi thi đấu, đối phương có thể vô tình dùng khuỷu tay hoặc đầu gối đánh vào cơ đùi của người chơi. Từ đó dẫn đến tình trạng bầm tím đùi, gây đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng chơi sau đó của bạn.
Hội chứng Patellofemoral (hội chứng đau xương bánh chè) là loại chấn thương khớp gối thường gặp khi chơi bóng rổ. Tình trạng chấn thương xảy ra khi xương bánh chè không di chuyển trơn, từ đó kích thích sụn ở mặt dưới của xương bánh chè. Người chơi bóng rổ thường phải thực hiện các động tác lặp đi lặp lại với cường độ cao. Điều này sẽ tác động một lực lớn lên khớp gối quá mức khiến liên kết xương bánh chè trở nên kém và gây ra chấn thương.
Khi bị đau khớp gối, việc di chuyển sẽ bị hạn chế do đó lúc này bạn nên được nghỉ ngơi, chườm đá và đeo băng bảo vệ. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm viêm theo chỉ định của bác sĩ hoặc áp dụng các bài tập vật lý trị liệu.
Tay là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với bóng. Bạn phải dẫn bóng, bắt bóng, chuyền bóng cũng như đánh bóng vào rổ. Những động tác liên tục được thực hiện khiến bàn tay, ngón tay của bạn phải chịu áp lực quá mức và bị chấn thương. Các chấn thương tay thường gặp khi chơi bóng rổ bao gồm sưng đau bàn tay, trật cổ tay, ngón tay bị kẹt…
Tại sao đầu và mặt cũng là vùng có nguy cơ bị chấn thương khi chơi bóng rổ? Là do các tình huống xấu bất ngờ xảy ra trong quá trình thi đấu. Chẳng hạn bóng bay nhanh vào mặt, chạy nhanh dẫn đến vấp ngã, sử dụng giày trơn, không thoải mái… Đây là những tình huống mà chúng ta khó có thể biết trước mà phòng tránh. Vì vậy khi bất ngờ xảy ra, tình trạng chấn thương có thể khá nghiêm trọng. Do đó hãy thật cẩn thận khi tham gia luyện tập hay thi đấu.
Khi chơi bóng rổ thì việc va chạm là điều khó có thể tránh khỏi. Các tình huống bất ngờ xảy ra cũng khiến cho bạn không kịp xử lý. Vì vậy tốt nhất là bạn hãy luyện tập thật tốt những kỹ thuật, động tác và đúc kết cho mình những kinh nghiệm thực tiễn. Những biện pháp mà bạn nên thực hiện để giảm thiểu nguy cơ chấn thương khi chơi bóng rổ bao gồm:
Bóng rổ rất tuyệt vời khi bạn vừa có thể chơi hết mình vừa an toàn, đảm bảo sức khỏe sau mỗi trận đấu. Vì vậy hãy luôn nhận thức những nguy cơ chấn thương tiềm tàng khi chơi bóng rổ để bảo vệ bản thân mình nhé.
Tuyết Nhi
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.