Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Người tập luyện thể thao, nhất là môn chạy bộ, đá bóng... rất dễ gặp phải chấn thương đau khớp gối. Vì sao lại như vậy? Nếu bị đau khớp gối sau khi chơi thể thao phải xử lý thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Bình thường, khớp gối phải gánh một trọng lượng rất lớn, đảm bảo cơ thể được giữ thăng bằng cũng như vận động linh hoạt. Khi chơi thể thao, khớp gối lại càng phải làm việc nhiều hơn và cũng chịu sức ép cao hơn nên nếu không chú ý bạn rất dễ khiến khớp gối bị tổn thương.
Đau khớp gối sau khi chơi thể thao là sự cố bất cứ ai cũng sẽ gặp phải. Nguyên nhân khiến khớp gối bị đau có thể do các vấn đề cơ học, do tập luyện với cường độ quá sức... Dù xuất phát từ lý do gì thì đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng hơn cần đến sự chăm sóc y tế.
Trong nhiều trường hợp, đau khớp gối sau khi chơi thể thao là hệ quả của một quá trình vận động lâu dài gây hao mòn khớp và các bộ phận trong khớp. Ngoài ra, đau khớp gối sau khi chơi thể thao còn có một số nguyên nhân khác như sau:
Cấu tạo khớp gối gồm có bốn dây chằng: Dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên ngoài và dây chằng bên trong. Chức năng và độ bền của dây chằng chi phối độ ổn định của khớp gối.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương dây chằng (thường là đứt, giãn dây chằng…) mà sẽ có hướng điều trị. Thông thường, nếu không phải là trường hợp nghiêm trọng, các chấn thương dây chằng đều có thể điều trị thành công được mà không cần phẫu thuật.
Ngoài dây chằng, cấu tạo khớp gối còn gồm có ba xương là xương bánh chè, xương chày và xương đùi. Chúng liên kết với nhau bởi hệ thống dây chằng và gân. Nhằm giảm xóc và tránh những va chạm không đáng có từ bên ngoài, chúng còn được thêm vào lớp sụn.
Tình trạng đau khớp gối sau khi chơi thể thao có thể xuất phát từ việc lớp sụn lót bên trong khớp gối hoặc đôi khi là cả sụn và xương bị tác động. Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ thường chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI, nội soi khớp thay vì chỉ chụp X-quang để chẩn đoán dạng thương tổn này.
Nếu sụn gặp chấn thương, kết quả phim chụp sẽ cho thấy rõ các mảnh sụn “trôi nổi” xung quanh khớp gối, gây hạn chế về cử động như cứng khớp gối, đầu gối đau khi co duỗi và thường bị sưng tấy lên.
Đau khớp gối sau khi chơi thể thao mà không phải do gặp chấn thương nào thì nhiều khả năng nguyên nhân là do bạn đã vận động khớp gối quá sức. Việc rèn luyện thể lực, sức khỏe phải thực hiện bài bản thì mới có thể tránh chấn thương. Trong khi đó, rất nhiều người suy nghĩ phải vận động đến mức mệt nhoài mới có kết quả.
Hành động này rất phản khoa học và tồn tại nhiều rủi ro bởi khi cơ thể mệt mỏi, khả năng kiểm soát chính xác các cử động chi (như chân) có thể sai lệch, dễ dẫn đến chấn thương mà phản ứng đầu tiên là đau (đầu gối), đặc biệt là trong các bài tập yêu cầu những chuyển động lặp đi lặp lại liên tục như chạy hoặc nhảy.
Về lâu dài, việc này tạo ra một lực căng ngày càng nhiều lên đầu gối. Bạn chỉ nhận ra cảm giác đau mỏi sau khi chơi thể thao vì lúc này nồng độ endorphin có tác dụng chống mệt mỏi, đau nhức đã xuống thấp.
Việc thường xuyên thực hiện các thao tác lặp đi, lặp lại, tạo sức căng lâu ngày cũng có thể là nguyên nhân gây đau khớp gối phổ biến ở các vận động viên cũng như một bộ phận người lao động. Dù cho các thao tác đó có hoàn hảo và chính xác đến độ nào thì với tần suất thực hiện liên tục vẫn có thể làm hao mòn một phần cơ hay các mô nâng đỡ.
Thao tác càng thực hiện giống nhau nhiều lần mà không đủ thời gian phục hồi càng dễ gặp chấn thương. Đau khớp gối sau khi chơi thể thao nhiều trường hợp cơ bắp có thể bị ảnh hưởng nhưng đa số là do dây chằng bị chèn ép, mài mòn hoặc sụn ở đầu gối bị tổn thương, mỏng dần khiến hai đầu xương cọ xát vào nhau gây nhiều đau đớn.
Đau nhức xương khớp nói chung, đau khớp gối nói riêng là dấu hiệu thông báo cơ thể đang trong trạng thái bất ổn. Bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có chỉ định nếu thấy:
Sau khi thăm khám, làm xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây đau để có phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn, giúp bạn nhanh chóng quay trở lại với thói quen tập luyện thể thao.
Khi khớp gối bị đau, bạn không nên cố tiếp tục tập luyện hay thi đấu. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng một số cách trị đau khớp gối sau khi chơi thể thao như sau:
Đừng quá lo lắng nếu bạn bị đau khớp gối sau khi chơi thể thao nếu trước đó bạn không gặp chấn thương nào.
Cũng giống như cơ bắp, các khớp cũng thường dễ bị mỏi, đau nhức sau khi tập luyện với cường độ cao. Thư giãn, nghỉ ngơi trong khoảng 1-2 ngày để giúp lấy lại cân bằng lại cho cơ thể lấy lại cân bằng. Khớp gối có được thời gian “xả hơi” sẽ nhanh chóng trở lại bình thường.
Nhiều người bệnh có thể khỏi đau mà không cần phương pháp điều trị đặc biệt nào. Tuy nhiên, mỗi người cần thời gian hồi phục khác nhau nên bạn cũng đừng vội quay trở lại tập luyện ngay cho dù thấy cơn đau có cải thiện nhé!
Chườm nóng/chườm lạnh là một trong những cách giúp chữa đau khớp gối sau khi chơi thể thao rất hiệu quả. Khi nào nên chườm nóng và ngược lại?
Dùng túi chườm lạnh lên chỗ đau sẽ nhanh chóng giúp giảm sưng, làm dịu cơn đau đầu gối. Lưu ý là bạn phải dùng lót hoặc bọc qua một lớp khăn mềm chứ không nên áp trực tiếp túi chườm hay đá lên da. Mỗi lần chườm không quá 20 phút bạn nhé.
Trong khi đó, chườm nóng sẽ là lựa chọn tốt trong trường hợp đầu gối chỉ đau và không sưng hoặc đã giảm sưng. Việc chườm nóng sẽ thúc đẩy lưu lượng máu, rút ngắn thời gian phục hồi. Tuy nhiên, lưu ý là không nên chườm nóng lúc đầu gối mới bị sưng.
Ngoài chườm nóng/lạnh, bạn có thể tắm nước ấm, ngâm nước ấm và thư giãn.
Châm cứu, bấm huyệt trị đau khớp gối (thường do viêm khớp) cũng là phương pháp được nhiều người quan tâm và thực hiện. Tuy nhiên, người bệnh cần cân nhắc khi áp dụng vì không phải ai cũng phù hợp với biện pháp này.
Bên cạnh đó, người bị đau khớp gối khi chơi thể thao cũng có thể bổ sung các loại thuốc bổ bảo vệ khớp và giúp giảm các triệu chứng đau nhức có chứa glucosamine sulphate tinh thể. Glucosamine được chứng minh có công dụng giúp tăng cường sức khỏe khớp, đặc biệt là khớp gối.
Nếu nguyên nhân khiến bạn chơi thể thao bị đau khớp gối là do chấn thương thì cần được điều trị y tế bằng một số phương pháp như sau:
Đau đầu gối do chấn thương mạn tính thường do viêm, do đó bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng viêm như tiêm cortisone – một steroid có tác dụng chống viêm mạnh.
Vật lý trị liệu được đánh giá là phương pháp giúp tăng cường sức bền và làm căng các cơ xung quanh đầu gối. Từ đó, chuyển động cơ học của chân nói chung và đầu gối nói riêng cũng trở nên tốt hơn, giúp ngăn ngừa phát sinh chấn thương trong tương lai.
Trong trường hợp đứt dây chằng hoặc rách sụn chêm khi chơi thể thao, bạn có thể sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Nếu chấn thương cấp tính như đầu gối bị tác động lực mạnh hoặc nhiều phần của đầu gối bị tổn thương thì phải phẫu thuật khẩn cấp.
Nội soi khớp là phương pháp được áp dụng cho hầu hết các ca phẫu thuật điều trị đau khớp gối. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ tiến hành phẫu thuật mà không cần mở đầu gối qua vết mổ lớn. Người gặp chấn thương có thể cần thời gian giảm viêm trước khi phẫu thuật nội soi khớp gối.
Xem thêm: Đau từ đầu gối xuống bàn chân là bị làm sao?
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.