Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tâm lý - Tâm thần

Các cơ chế phòng vệ giúp bạn ổn định tâm lý

Ngày 31/07/2024
Kích thước chữ

Cơ chế phòng vệ là cách để đối phó với lo âu, giảm căng thẳng và bảo vệ sức khỏe tinh thần của một người. Vậy cơ chế phòng vệ hoạt động ra sao?

Khi gặp một vấn đề về tâm lý như lo âu, căng thẳng, con người sẽ vô thức sử dụng cơ chế phòng vệ nhằm bảo vệ bản thân khỏi cảm giác lo âu. Vậy cơ chế phòng vệ hoạt động ra sao? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thông tin về các loại cơ chế phòng vệ cơ bản ở bài viết dưới đây nhé.

Sơ lược về cơ chế phòng vệ

Theo học thuyết Sigmund Freud, tâm trí của con người có cấu tạo từ 3 phần gồm: Ý thức, tiền ý thức và vô thức. Trong đó ý thức là phần chiếm tỉ lệ rất ít chỉ bao gồm những gì mà chúng ta có thể biết hoặc tư duy được. Tiền ý thức là phần nằm gần ý thức và có khả năng chuyển lên cấp độ ý thức (gồm trí nhớ và những kiến thức ghi nhớ được). Vô thức là phần chiếm tỉ lệ lớn nhất, bao gồm sự sợ hãi, những ham muốn tình dục không thể chấp nhận được, những ước muốn không hợp lý…

Tính cách con người lại được hình thành từ 3 yếu tố: Bản năng (nhu cầu, ham muốn và cảm xúc vô thức); cái tôi (tồn tại ở giữa cấp độ ý thức và vô thức), cái siêu tôi (quy định về đạo đức, pháp luật…). Khi tâm trí và tính cách có sự xung đột sẽ khiến con người bị căng thẳng, lo âu và có xu hướng né tránh. Khi đó cơ chế phòng vệ được xem như một bức tường chắn giúp họ bảo vệ cảm xúc khỏi những đau đớn, căng thẳng, lo âu. Tuy nhiên nếu lạm dụng những cơ chế này trong thời gian dài sẽ mang lại những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và cảm xúc của chính bạn.

Các cơ chế phòng vệ giúp bạn ổn định tâm lý 1
Tìm hiểu sơ lược về cơ chế phòng vệ

Vì sao lại xuất hiện cơ chế phòng vệ?

Cơ chế phòng vệ là một phần quan trọng trong tâm lý học, nó xuất hiện để bảo vệ con người khỏi cảm giác lo âu, căng thẳng hoặc tổn thương. Chúng thường xuất hiện ở cấp độ vô thức và có khuynh hướng bóp méo sự thật khiến con người dễ dàng hơn trong việc đối phó với vấn đề. Các cơ chế thường có sự khác nhau bao gồm: Sự phủ nhận, tách biệt cảm xúc, chuyển đổi cảm xúc sang hình thức khác, lý luận hóa… Có một số lý do khiến cơ chế này xuất hiện và tồn tại như:

  • Bảo vệ sức khỏe tâm lý: Khi con người có những cảm xúc mạnh mẽ, căng thẳng hoặc xung đột kéo dài khiến họ không thể đối mặt trực tiếp với vấn đề. Họ sẽ hướng đến việc bảo vệ sức khỏe tinh thần bằng cách che giấu hoặc thay đổi cảm giác.
  • Khi đối diện với các tình huống khó khăn, bị đe dọa thì con người sẽ phòng vệ bằng cách điều chỉnh cảm xúc và nhận thức để giảm thiểu căng thẳng.
  • Trường hợp một số cá nhân muốn thích nghi với hoàn cảnh khó khăn họ cũng sẽ kích hoạt cơ chế này nhằm tăng cường sự thích nghi.
  • Cơ chế phòng vệ còn xuất hiện để giúp bảo vệ bản thân khỏi những cảm xúc tiêu cực hoặc sự chỉ trích, đồng thời giúp duy trì sự tự tin và cảm giác tự trọng.
Các cơ chế phòng vệ giúp bạn ổn định tâm lý 2
Cơ chế phòng vệ là một phần quan trọng trong tâm lý học

Một số cơ chế phòng vệ phổ biến hiện nay

Cơ chế phòng vệ được các cá nhân sử dụng một cách vô thức để bảo vệ bản thân khỏi những cảm xúc, xung đột mà họ không thể chấp nhận. Vì vậy hiện nay đã có rất nhiều cơ chế được xác định như:

  • Từ chối: Đây là cơ chế thường gặp nhất và chúng xảy ra khi con người không thể đối mặt với sự thật, sự việc. Và họ muốn né tránh khỏi những cảm xúc đau buồn bằng cách đổ lỗi hoặc trốn tránh.
  • Chuyển đổi: Con người sẽ di chuyển cảm xúc hoặc hành vi của đối tượng gốc sang một đối tượng khác nhằm giảm sự lo âu, căng thẳng. Họ có thể dịch chuyển cơn giận dữ, sự bức bối, khó chịu của bản thân sang người khác.
  • Phóng chiếu: Đây là cơ chế gán lên người khác những cảm xúc hoặc suy nghĩ tiêu cực, khó chấp nhận của bản thân. Chẳng hạn như bạn không thích ai đó và bạn sẽ nghĩ là họ cũng không thích mình.
  • Kìm nén vô thức và ý thức: Đây là cách con người sử dụng để bản thân không nhận thức được tình huống. Tuy nhiên, những ký ức đó sẽ không biến mất mà tiếp tục ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta. Chẳng hạn với người kìm nén vô thức ký ức về việc bị bạo hành thì tương lai điều đó vẫn sẽ khiến người đó bị ảnh hưởng tâm lý, gây khó khăn cho việc hình thành các mối quan hệ sau này.
  • Lý trí hóa: Khi gặp các tổn thương hoặc cảm xúc xung đột, con người có thể tạo ra các lý do để giải thích hành vi hoặc cảm xúc mà thực tế không hợp lý. Chẳng hạn, một người không làm bài tập và họ biện minh bằng cách nói bài tập đó không quan trọng.
  • Phản ứng đối kháng: Họ hành xử theo cách đối lập với cảm xúc thực sự. Ví dụ một người cảm thấy ghen tị với người khác có thể vẫn sẽ hành xử cực kỳ thân thiện với người đó.
  • Ảo tưởng: Họ thường chọn cách thoát khỏi thực tại bằng cách rút lui về một nơi an toàn trong tâm trí. Đối với họ khi tới nơi an toàn trong tâm trí thì mọi lo âu, căng thẳng, nỗi buồn sẽ không thể chạm đến.
Các cơ chế phòng vệ giúp bạn ổn định tâm lý 3
Những cơ chế giúp con người phòng vệ

Ngoài những cơ chế phòng vệ phổ biến trên còn có một cơ chế khác như: Tách rời, thay thế, nhân cách hóa, tri thức hóa, gây hấn thụ động…

Bài viết trên là những thông tin về cơ chế phòng vệ mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn quá lạm dụng các cơ chế phòng vệ có thể sẽ khiến cuộc sống của bạn gặp nhiều khó khăn, thậm chí gặp các bệnh về tâm lý. Nếu bạn cảm thấy bản thân quá căng thẳng, lo âu, có nhiều cảm xúc tiêu cực thì hãy cân nhắc đến việc nhận tư vấn tư các chuyên gia tâm lý sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin