Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường là một vấn đề phổ biến và nghiêm trọng gây đe dọa đến sức khỏe của bệnh nhân. Tìm hiểu dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng bàn chân tiểu đường giúp bạn có biện pháp can thiệp kịp thời ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy cơ cắt cụt bàn chân, tỷ lệ người bệnh tử vong trong 5 năm là 50% – 60%. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về biến chứng này trong nội dung bài viết dưới đây.
Nhiễm trùng bàn chân trong tiểu đường thường là kết quả của sự tổn thương ở chân người bệnh đái tháo đường, có thể gây ra các tổn thương do nhiễm khuẩn, các vết loét, và/hoặc sự phá hủy mô sâu liên quan đến sự bất thường về thần kinh, các vấn đề về mạch máu ở các giai đoạn của bệnh mạch máu ngoại vi và/hoặc các vấn đề biến chứng trong quá trình chuyển hóa của bệnh diễn ra ở phần chân.
Nhiễm trùng bàn chân trong tiểu đường có nguyên nhân từ nhiều yếu tố như biến chứng thần kinh, thiếu máu ở phạm vi cục bộ, rối loạn chức năng dinh dưỡng và nhiễm trùng. Tuy nhiên, nguyên nhân chính chủ yếu là do bàn chân thiếu máu, dẫn đến các vấn đề khó khăn trong việc cung cấp dưỡng chất và oxy cho khu vực này. Bệnh có thể xuất phát từ tổn thương tại chỗ hoặc từ vấn đề mạch máu ngoại vi.
Tổn thương thần kinh ngoại biên là một biến chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường, thường gặp từ 50% đến 70% trong số các trường hợp. Những tổn thương này ảnh hưởng đến các sợi thần kinh cảm giác, vận động và tự chủ. Kết quả là, bàn chân của người bệnh không còn nhạy cảm với những cảm giác đau thông thường. Thường thì, các vết loét bắt nguồn từ các chấn thương nhỏ, từ đó dần dần làm tổn thương các sợi thần kinh vận động, gây yếu cơ, teo cơ và liệt nhẹ.
Kết quả cuối cùng, người bệnh trở nên có bàn chân biến dạng, xuất hiện các điểm tăng áp lực dẫn đến chai chân, chai dày, điều này kết hợp với việc di chuyển nhiều dẫn đến tổn thương da và viêm nhiễm kéo dài dẫn đến việc hình thành loét chân. Tổn thương thần kinh ngoại biên cũng dẫn đến sự giảm tiết mồ hôi, thay đổi cấu trúc tự vệ của da, khiến da trở nên khô nứt nẻ, dễ bị vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập gây nhiễm trùng bàn chân.
Ngoài ra, hoại tử do tắc mạch gây thiếu máu cũng góp phần tới hơn 30% trường hợp loét bàn chân tiểu đường. Sự thay đổi mạch máu thường điển hình bằng chứng xơ vữa mạch, làm cho da xuất hiện màu đỏ - yếu tố làm cho vết loét dễ biến chứng và khó điều trị.
Các vết loét bàn chân của người mắc tiểu đường tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây ra nhiễm trùng tại chỗ hoặc lan toàn bộ cơ thể, và tăng nguy cơ cần phải cắt bỏ các chi dưới. Việc phải cắt bỏ chi không chỉ gây ra tình trạng lo lắng tinh thần cho người bệnh mà còn gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế và xã hội.
Yêu tố nguy cơ
Ngoài những nguyên nhân như tổn thương thần kinh ngoại biên, rối loạn mạch máu ngoại vi và nhiễm khuẩn, người mắc tiểu đường có thể phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng bàn chân do một số yếu tố nguy cơ cụ thể như: việc bị chấn thương, sự biến dạng cấu trúc, hạn chế vận động khớp, xuất hiện vết chai, tình trạng tăng đường huyết kéo dài, không kiểm soát được tăng đường huyết, tiền sử loét bàn chân hoặc cắt cụt chi.
Khoảng 25% người mắc tiểu đường sẽ phát triển vấn đề nghiêm trọng liên quan đến chân. Khi được chẩn đoán mắc tiểu đường, họ có khả năng cao bị nhiễm trùng bàn chân tiểu đường. Tuy nhiên, một số hành động bổ sung cũng tăng nguy cơ nhiễm trùng, bao gồm:
Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường phổ biến hơn ở người mắc bệnh tim, bệnh thân, bệnh về mắt (do tiểu đường). Đàn ông lớn tuổi và người béo phì cũng có nguy cơ cao hơn về nhiễm trùng bàn chân tiểu đường.
Khi vết loét hình thành, việc chữa lành trở thành một cuộc đua với thời gian để ngăn chặn nhiễm trùng. Khả năng chống nhiễm trùng của người mắc tiểu đường giảm sút và họ thiếu hụt dinh dưỡng, làm cho quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn.
Triệu chứng của nhiễm trùng bàn chân tiểu đường tương tự như những biểu hiện của nhiễm trùng khác. Khu vực xung quanh vết thương bắt đầu đỏ lên và có thể lan rộng ra khỏi vị trí ban đầu. Người mắc nhiễm trùng bàn chân tiểu đường thường trải qua cảm giác đau đớn, nhạy cảm tại vùng vết thương, và thường xuyên có dấu hiệu chảy mủ từ vết thương.
Khi nhiễm trùng bùng phát, có thể xuất hiện những dấu hiệu như:
Ngoài ra, người mắc nhiễm trùng bàn chân tiểu đường có thể nhận thấy mô da xung quanh vùng loét đen hoặc vảy. Hiện tượng này thường phát triển do thiếu máu cung cấp chất dinh dưỡng cho da. Sự hoại tử một phần hoặc hoàn toàn trong khu vực vết thương gây ra cảm giác đau đớn, mất cảm giác.
Điều quan trọng là hầu hết người bệnh thường không nhận ra mức độ nguy hiểm của tình trạng này cho đến khi vết thương bị nhiễm trùng. Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào trên bàn chân hoặc bất kỳ vị trí nào khác, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nội tiết - Đái tháo đường để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.