Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Điều trị vết loét bàn chân tiểu đường như thế nào?

Ngày 26/07/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường là biến chứng nguy hiểm, cần được điều trị đúng cách nếu không sẽ dẫn tới hoại tử các mô, thậm chí phải cắt cụt chân để đảm bảo sự an toàn cho người bệnh. 

Loét bàn chân do tiểu đường được phân ra ba cấp độ là: Nhẹ, trung bình và nặng. Nhiễm trùng bàn chân thường gặp ở những bệnh nhân tiểu đường và có nguy cơ phải cắt cụt chi dưới. Dùng kháng sinh để điều trị loét bàn chân tiểu đường là một trong những phương pháp được mọi người quan tâm.

Loét bàn chân tiểu đường

Điều trị vết loét bàn chân tiểu đường như thế nào? 1 Loét bàn chân tiểu đường là gì?

Loét bàn chân tiểu đường nhẹ và trung bình là do vi khuẩn gram dương, chẳng hạn như Staphylococcus aureus và liên cầu khuẩn tan huyết beta gây ra. Còn những bệnh nhân nhiễm trùng nặng, mãn tính hoặc trước đó đã được điều trị rồi thường do vi trùng.

Với bệnh nhân tiểu đường, bất kỳ nhiễm trùng nào cũng đều có khả năng trở nên nghiêm trọng. Nhiễm trùng có nhiều mức độ nghiêm trọng từ bệnh lý bề ngoài đến nhiễm trùng sâu liên quan đến xương. Các loại nhiễm trùng bao gồm:

  • Viêm mô tế bào.
  • Viêm cơ, áp xe.
  • Viêm cân gan chân hoại tử.
  • Viêm khớp nhiễm trùng.
  • Viêm gân và viêm tủy xương.

Những yếu tố có nguy cơ hàng đầu dẫn đến phải cắt cụt chân là loét và nhiễm trùng bàn chân. Do vậy, việc phòng ngừa, chẩn đoán và được điều trị kịp thời là việc cần thiết để ngăn ngừa bệnh tật.

Điều trị vết loét bàn chân tiểu đường như thế nào?

Muốn vết loét bàn chân tiểu đường được điều trị hiệu quả cần có liệu pháp kháng sinh thích hợp, cùng với đó là phẫu thuật dẫn lưu, cắt bỏ mô chết, chăm sóc vết thương và điều chỉnh các bất thường về chuyển hóa.

Điều trị loét bàn chân tiểu đường bằng kháng sinh

Điều trị vết loét bàn chân tiểu đường như thế nào? 2 Điều trị loét bàn chân tiểu đường bằng kháng sinh

Việc dùng kháng sinh cho nhiễm trùng bàn chân do tiểu đường sẽ cần quyết định về việc lựa chọn thuốc kháng sinh theo kinh nghiệm hoặc dùng kháng sinh đồ, đường dùng và thời gian điều trị.

Liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm ban đầu cần dựa trên:

  • Mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.
  • Tiền sử điều trị kháng sinh gần đây, nhiễm vi sinh vật kháng thuốc trước đây.
  • Kết quả nuôi cấy gần đây, phát hiện nhuộm Gram hiện tại.
  • Các yếu tố của bệnh nhân như dị ứng thuốc.

Nhuộm gram giúp xác định loại vi khuẩn nhanh hơn nuôi cấy, một bản phết nhuộm gram của một mẫu vết thương sẽ giúp chọn được loại kháng sinh phù hợp. Nếu kháng sinh được lựa chọn theo kinh nghiệm cần phải gồm thuốc có hoạt tính chống lại S. aureus, bao gồm MRSA nếu cần, và liên cầu.

Với trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng nhẹ có thể được điều trị ngoại trú bằng thuốc kháng sinh bao gồm vi khuẩn liên cầu và tụ cầu vàng. Các loại kháng sinh có thể lựa chọn như:

  • Cephalexin, Dicloxacillin, Amoxicillin - Clavulanate, hoặc Clindamycin là những lựa chọn hiệu quả.
  • Trường hợp nhiễm trùng S aureus kháng methicillin (MRSA), thì có thể sử dụng Clindamycin, Trimethoprim - Sulfamethoxazole, Minocycline hoặc Linezolid.
  • Trong trường hợp nghi ngờ vi khuẩn gram âm và hoặc vi khuẩn kỵ khí, có thể sử dụng thuốc điều trị kép với Trimethoprim - -Sulfamethoxazole cộng với Amoxicillin - Clavulanate hoặc clindamycin cộng với Fluoroquinolone như Levofloxacin hoặc Moxifloxacin.

Với các trường hợp nhiễm trùng từ vừa đến nặng, bệnh nhân cần nhập viện để điều trị bằng kháng sinh đường tiêm. Nếu lựa chọn theo kinh nghiệm thì nên bao gồm liên cầu, MRSA, trực khuẩn gram âm hiếu khí và vi khuẩn kỵ khí. MRSA bị tiêu diệt bởi Vancomycin, Linezolid, hoặc Daptomycin. Những lựa chọn để điều trị các sinh vật hiếu khí gram âm và vi khuẩn kỵ khí bao gồm Ampicillin-Sulbactam, Piperacillin-Tazobactam, Meropenem hoặc Ertapenem. Ngoài ra, Ceftriaxone, Cefepime, Levofloxacin, Moxifloxacin, hoặc Aztreonam cùng với Metronidazole sẽ đủ để tiêu diệt các vi khuẩn gram âm và kỵ khí, hiếu khí. 

Thời gian sử dụng kháng sinh trong điều trị loét bàn chân tiểu đường

Điều trị vết loét bàn chân tiểu đường như thế nào? 3 Thời gian sử dụng kháng sinh trong điều trị loét bàn chân tiểu đường

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết loét trên lâm sàng mà sẽ có thời gian điều trị khác nhau. Do vậy, thời gian điều trị nên được cá nhân hóa tùy thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể. Mặc dù chưa có bằng chứng để thông báo thời gian dùng kháng sinh tối ưu. Tuy nhiên, thời gian điều trị bằng kháng sinh thường được chỉ định như sau:

  • Đối với bệnh nhân nhiễm trùng nhẹ: Điều trị kháng sinh trong vòng từ 5 - 7 ngày và kết hợp với việc chăm sóc vết thương để giải quyết nhiễm trùng.
  • Đối với bệnh nhân cần phẫu thuật: Điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch trong thời gian từ 2 - 4 tuần sau phẫu thuật. Sau thời gian này có thể chuyển từ kháng sinh đường tĩnh mạch sang đường uống.
  • Đối với bệnh nhân bị viêm xương/viêm xương tủy: Thời gian điều trị kháng sinh tùy vào mức độ mô bị ảnh hưởng còn sót lại sau phẫu thuật, hoặc xử trí không phẫu thuật. 
  • Đối với bệnh nhân có thể phải cắt cụt chân, nếu tất cả xương và mô mềm bị nhiễm trùng và hoại tử: Dùng kháng sinh sau khi phẫu thuật trong vòng 2 đến 5 ngày, tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.
  • Đối với bệnh nhân xương còn lại bị nhiễm trùng sau khi xương hoại tử bị hủy hoại: Điều trị kháng sinh 4 đến 6 tuần là thích hợp.
  • Còn trường hợp xương hoại tử còn sót lại: Có thể cần điều trị kháng sinh trong vòng vài tháng để chữa khỏi tình trạng này.

Mỗi tình trạng sẽ sử dụng những loại thuốc kháng sinh khác nhau, cụ thể:

  • Nhiễm trùng mô mềm nhẹ dùng thuốc kháng sinh đường uống, bao gồm Dicloxacillin, Cephalexin và Clindamycin. 
  • Nhiễm trùng mô mềm nặng điều trị ban đầu bằng kháng sinh đường tĩnh mạch bằng Ciprofloxacin cộng với Clindamycin; Piperacillin/Tazobactam; hoặc Imipenem/Cilastatin. 
  • Nguy cơ nhiễm S. aureus kháng Methicillin nên được cân nhắc khi lựa chọn phác đồ. 
  • Nhiễm trùng mô mềm điều trị kháng sinh kéo dài từ 1 đến 4 tuần.
  • Nhiễm tủy xương điều trị kháng sinh kéo dài từ 6 đến 12 tuần và cần theo liệu pháp điều trị dứt điểm có hướng dẫn nuôi cấy.

>>> Mách bạn: Thuốc Easyef 0.005% điều trị loét bàn chân đái tháo đường ở bệnh nhân có biến chứng ở bệnh đái tháo đường của Daewoong Pharm Co., Ltd - Hàn Quốc.

Việc điều trị loét bàn chân tiểu đường còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người bệnh. Do vậy nếu thấy có bất thường hay vết thương ở bàn chân thì cần đi thăm khám để được tư vấn phương pháp bảo tồn, điều trị phù hợp.

Hạ Hạ

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm