Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Để giúp học sinh tiểu học chủ động, tự tin, sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, ba mẹ nên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho học sinh tiểu học thông qua các phương pháp giáo dục phù hợp với tuổi và khả năng của trẻ.
Những kỹ năng sống phù hợp cho học sinh tiểu học là những hành động, cách ứng xử tích cực, giúp trẻ thích nghi với nhiều môi trường khác nhau như kỹ năng giao tiếp, khả năng diễn đạt, kỹ năng tổ chức, chăm sóc và bảo vệ bản thân,… Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu các kỹ năng cần thiết cho học sinh tiểu học.
Trẻ tiểu học cần rèn kỹ năng sống vì những lợi ích sau đây:
Rèn luyện kỹ năng sống giúp bé kích thích tính sáng tạo, phát triển khả năng tư duy sáng tạo, có tinh thần ham học hỏi. Trẻ có tư duy tốt sẽ đạt nhiều thuận lợi trong học tập và công việc sau này.
Kỹ năng sống giúp trẻ dễ thích nghi trong nhiều hoàn cảnh và có thể phát huy những ưu điểm của bản thân. Ngoài ra, kỹ năng sống còn giúp trẻ rèn luyện sự tự tin, tính độc lập.
Trẻ tiểu học có thể hòa nhập và kết nối tốt với mọi người nếu được rèn luyện kỹ năng sống. Nhờ các kỹ năng này, trẻ tự tin giao tiếp, truyền tải cảm xúc, thể hiện bản thân, từ đó có thể tạo dựng được nhiều mối quan hệ tích cực.
Ngoài kiến thức, kỹ năng sống cũng là yếu tố quan trọng, giúp trẻ hình thành những giá trị sống đúng đắn bao gồm sự yêu thương, sự ham học hỏi, tinh thần trách nhiệm, sự thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ,…
Sau đây là các kỹ năng cần thiết cho học sinh tiểu học phù hợp để rèn luyện:
Đây là kỹ năng nhận diện cảm xúc, từ đó điều chỉnh hành vi cho phù hợp. Làm chủ cảm xúc là trẻ có quyền bộc lộ cảm xúc như tức giận hay buồn bã nhưng trẻ phải biết cách xử lý để không có những hành động tiêu cực. Ví dụ, trẻ nổi giận nhưng không được làm tổn thương người khác. Ba mẹ nên hướng dẫn trẻ cách xử lý các cơn giận này.
Khi tập trung lắng nghe, con tiếp thu bài giảng và học tốt hơn. Trong giao tiếp, lắng nghe tốt giúp con thể hiện sự tôn trọng đến người khác. Đồng thời, tiếp thu ý kiến mới.
Sau đây là cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe cho bé:
Khi đi học, kỹ năng làm quen giúp con kết nối với bạn bè, thầy cô mà không thu mình, tự ti. Để giúp con dễ dàng kết bạn, ba mẹ nên dạy con:
Đây là một trong các kỹ năng cần thiết cho học sinh tiểu học, giúp con biết cách nhận diện nguy hiểm và tự bảo vệ mình. Ba mẹ dặn dò con như sau:
Khả năng tập trung giúp con học tốt hơn và sau này làm việc hiệu quả hơn. Bạn cần kiên nhẫn khi rèn tính tập trung cho con vì trẻ nhỏ thường hiếu động, khó tập trung quá lâu. Khi rèn tính tập trung cho con, bạn cần:
Kỹ năng phản biện là khả năng trẻ đánh giá sự việc và có góc nhìn riêng về sự việc đó. Với trẻ tiểu học, kỹ năng phản biện giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo, có tư duy logic, mở rộng nhận thức. Để rèn luyện tư duy phản biện, mẹ có thể áp dụng những cách sau:
Kỹ năng làm việc nhóm giúp con hợp tác hiệu quả với người khác, phát triển khả năng giao tiếp, thấu hiểu, tổ chức, lãnh đạo.
Cách rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tiểu học như sau:
Nếu không sắp xếp thời gian học hợp lý, bé dễ bị quá tải. Lập kế hoạch học tập tốt, con vừa được nghỉ ngơi hợp lý, vừa biết giờ nào việc nấy và nghiêm túc hoàn thành.
Để lên kế hoạch hiệu quả, bạn cần lưu ý:
Ba mẹ cần dạy con chào hỏi lễ phép với người lớn, biết nói cảm ơn, xin lỗi trong từng trường hợp. Đây là kỹ năng cơ bản nhưng quan trọng cần rèn luyện cho trẻ càng sớm càng tốt.
Cách dạy kỹ năng chào, cảm ơn, xin lỗi cho trẻ như sau:
Ba mẹ nên lưu ý những điều sau khi dạy kỹ năng cho trẻ tiểu học:
Những lời chỉ trích từ người lớn làm trẻ buồn và phẫn uất, khiến trẻ càng khó mở lòng với ba mẹ hơn. Thay vì chỉ trích, ba mẹ có cách cư xử nhẹ nhàng hơn, phê bình đi đôi với khen ngợi những việc tốt con đã làm là rất hiệu quả.
Người lớn thường bắt trẻ tuân theo các quy tắc dù trẻ muốn hay không. Điều này hạn chế sự sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ. Hãy cùng trẻ đưa ra các quy tắc dựa theo nhu cầu, sở thích của trẻ và nếu có gì sai ba mẹ có thể được điều chỉnh cho phù hợp với trẻ.
Khi trẻ nói về vấn đề của chúng, ba mẹ thường không coi trọng vì nghĩ đó là chuyện của con nít và hay đưa ra những câu nói như "Mẹ đã nói với con rồi...". Tuy nhiên hành động này chỉ khiến trẻ trở nên xa cách và không muốn chia sẻ với ba mẹ hơn.
Nhìn chung, dạy các kỹ năng cần thiết cho học sinh tiểu học là điều hữu ích cho việc học của con và cả cho tương lai của con sau này. Ba mẹ cần kiên nhẫn và đồng hành cùng con trong quá trình quan trọng này nhé.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.