Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các loại mụn ở trẻ sơ sinh? Loại kem trị viêm da nào phù hợp cho bé?

Ngày 18/09/2022
Kích thước chữ

Các loại mụn ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng phổ biến và khiến ba mẹ lo lắng. Tuy nhiên, mỗi loại mụn ở trẻ sơ sinh lại có những nguyên nhân khác nhau, có mụn lành tính và mụn tự biến mất. Trong số những loại mụn cần điều trị, nếu không xác định được nguyên nhân và không được điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng trên da của bé.

Trẻ sơ sinh khi ra đời da của trẻ tiếp xúc từ môi trường ẩm ướt sang môi trường khô và khắc nghiệt hơn. Điều này có thể gây ra những thay đổi tạm thời và tạo ra những vết mụn khó coi trên da có thể khiến ba mẹ lo lắng. Các bậc cha mẹ cần lưu ý khi thấy con có hiện tượng này nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ để có cách điều trị dứt điểm. Sau đây chúng tôi xin được chia sẻ về các loại mụn ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất để các bậc phụ huynh có thể tham khảo.

Các loại mụn ở trẻ sơ sinh thường gặp

Một số loại mụn thông thường ở trẻ sơ sinh là mụn lành tính và sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Một số trường hợp khác ba mẹ cần hết sức cảnh giác khi trẻ mọc mụn. Có thể điểm qua các loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh như: 

Mụn sữa 

Mụn sữa hay còn gọi là mụn kê, mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện trong những tháng đầu đời của trẻ. Loại mụn này thường kéo dài vài tuần đầu đời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mụn sữa có thể tồn tại cho đến khi trẻ được 2 - 3 tuổi. Mụn sữa thường xuất hiện trên mặt và cơ thể của trẻ. Ba mẹ có thể dễ dàng phát hiện ra mụn sữa ở trẻ sơ sinh có màu trắng hoặc đỏ, không có nốt sần hoặc mụn đầu đen. Mụn sữa có thể biến mất theo thời gian mà không cần điều trị. Nhưng ba mẹ nên biết cách điều trị bằng cách hỏi ý kiến ​​bác sĩ trong các trường hợp:

  • Mụn trứng cá phát triển thành mụn đầu đen, mụn nang, mụn viêm. 
  • Mụn sưng, đau khiến trẻ quấy khóc.
Các loại mụn ở trẻ sơ sinh? Loại kem trị viêm da nào phù hợp cho bé? 1 Các loại mụn ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất là mụn sữa, mề đay, rôm sảy,...

Nổi mề đay

Nổi mề đay ở trẻ sơ sinh rất dễ phát hiện, nhưng tìm ra nguyên nhân chính xác thì rất khó. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là da nổi mẩn đỏ và nổi mụn nhỏ như muỗi đốt và ngứa ngáy. Do đó, nếu nghi ngờ trẻ bị nổi mề đay ba mẹ cần lưu ý: 

  • Ngưng cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm và thuốc có khả năng gây dị ứng. 
  • Cắt móng tay hoặc đeo găng tay cho trẻ để trẻ không gãi, chà xát mạnh lên da. 
  • Cho trẻ ở trong nhà, tránh ánh nắng trực tiếp. 
  • Mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát để không chà xát vào da làm tổn thương da quá nhiều.

Viêm da thể tạng

Trẻ em từ 3 đến 6 tháng tuổi dễ mắc bệnh viêm da dị ứng hay còn được gọi là bệnh chàm thể tạng. Ở trẻ sơ sinh, bệnh viêm da thần kinh có thể được nhận biết qua một số dấu hiệu như xuất hiện các mảng sần, các nốt ban này có thể biến thành nốt mụn nước nhỏ gây ngứa và khô da. Sau khi mụn vỡ ra, nhân mụn đóng vảy. Bệnh viêm da cơ địa tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ nhưng lại gây ra những tổn thương lớn cho làn da, có thể để lại sẹo trên da cho trẻ gây mất thẩm mỹ.

Rôm sảy

Thời tiết nắng nóng, mặc quần áo không thấm hút mồ hôi có thể khiến da bé bị bít lỗ chân lông và gây ra rôm sảy. Một số nguyên nhân khác gây phát ban nhiệt ở trẻ em, chẳng hạn như trẻ sốt cao, trẻ nằm trong lồng kính hoặc tuyến mồ hôi bị tắc do bụi bẩn, vi khuẩn bám ngoài da. Ba mẹ có thể phát hiện tình trạng này khi trên da bé xuất hiện những nốt mẩn đỏ như mụn và có thể chảy nước. Rôm sảy khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt. Ba mẹ nhớ không để trẻ gãi, gây trầy xước da, có thể gây nhiễm trùng.

Các loại mụn ở trẻ sơ sinh? Loại kem trị viêm da nào phù hợp cho bé? 2 Thời tiết nóng ẩm, quần áo bí, không thoát mồ hôi dễ khiến da bé bị rôm sảy

Cách chăm sóc khi trẻ bị mụn

Nếu trẻ bị bất kỳ loại mụn nào kể trên, ba mẹ nên biết cách chăm sóc và điều trị để trẻ khỏi mụn nhanh chóng và hạn chế mụn lây lan sang các vùng khác trên cơ thể.

  • Không được tự ý sử dụng thuốc trị mụn khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Không chà xát và không tác dụng lực lên vùng da bị mụn. Điều này gây kích ứng da, khiến mụn trứng cá trở nên trầm trọng hơn và dễ lây lan.
  • Không thoa kem dưỡng da có chứa dầu lên vùng da bị mụn của trẻ em. Tất cả các loại kem bôi đều cần có chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng. 
  • Không dùng nước bọt bôi lên vùng da bị mụn hoặc nước muối loãng để rửa cho trẻ. Vùng da bị mụn cứ ngày càng đỏ hơn, da bé bị lở loét khi tiếp xúc với nước bọt, nước muối.
  • Đưa trẻ đi khám chuyên khoa da liễu nếu mụn vẫn không có dấu hiệu xẹp đi sau một thời gian. 
  • Kiên trì điều trị đúng theo chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả nhanh chóng cho trẻ. 

Kem bôi Sodermix 15G hỗ trợ điều trị viêm da cho trẻ sơ sinh

Sodermix là sản phẩm đến từ Pháp, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, quy trình khép kín, hợp vệ sinh. Các thành phần có trong kem dưỡng da này được chứng minh là tốt cho da và không gây kích ứng. Vì vậy đây là sản phẩm an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ. Sodermix là một sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, có thể được sử dụng cho trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, tránh bôi kem Sodermix lên vùng da có vết thương hở. 

Sodermix là sản phẩm có chứa enzym SOD chiết xuất từ ​​cà chua xanh. Đây là một hợp chất tự nhiên có đặc tính chống oxy hóa mạnh và có công dụng vô hiệu hóa các gốc tự do và ngăn chặn tình trạng viêm, ngứa, mẩn đỏ và sự hình thành collagen dư thừa dưới da. Ngoài ra, bộ đôi dầu bơ và dầu khoáng thiên nhiên Sodermix còn có khả năng giúp dưỡng ẩm và tái tạo da hư tổn rất hiệu quả.

Các loại mụn ở trẻ sơ sinh? Loại kem trị viêm da nào phù hợp cho bé? 3 Kem bôi Sodermix 15g hỗ trợ điều trị viêm da cho trẻ sơ sinh

Trên đây là các loại mụn ở trẻ sơ sinh thường gặp cũng như một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị mụn. Mong rằng các mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích về các biện pháp can thiệp để bảo vệ làn da cho trẻ sơ sinh. Nếu tình trạng mụn kể trên kéo dài thì nên đưa trẻ đến bệnh viện da liễu để được tư vấn và chữa trị tốt nhất.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin