Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chàm thể tạng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị chàm thể tạng

Ngày 03/06/2022
Kích thước chữ

Chàm thể tạng rất thường gặp, khi xuất hiện sẽ gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu trên da. Bệnh này hiện chưa thể chữa dứt điểm mà chỉ có thể ức chế triệu chứng. Vậy chàm thể tạng là gì, nguyên nhân do đâu, cách điều trị thế nào là những thông tin sẽ có trong bài viết này.

Những người có “cơ địa dị ứng” và có tiền căn gia đình sẽ dễ mắc chàm thể trạng. Nguyên nhân của bệnh này khá phức tạp, là sự phối hợp giữa hai yếu tố di truyền và môi trường.

Chàm thể tạng là gì?

Chàm thể tạng, hay còn gọi là viêm da thể tạng, viêm da cơ địa là một bệnh về da do cơ địa khá phổ biến. Bệnh hay tái phát, khi xuất hiện sẽ gây khô da, tróc vảy và ngứa.

Đối tượng nào cũng có thể bị chàm thể tạng, trong đó trẻ nhỏ là dễ mắc bệnh nhất. Theo thống kế, tỉ lệ trẻ dưới 7 tuổi mắc bệnh chàm thể tạng vào khoảng 20 %, trẻ từ 7 – 16 tuổi là 18%, trong khi đó tỉ lệ người lớn bị chàm thể tạng chỉ khoảng từ 1 – 3%, chủ yếu khởi phát do khi còn nhỏ đã từng mắc bệnh này.

Chàm thể tạng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị chàm thể tạng 1 Chàm thể tạng còn gọi là viêm da thể tạng, viêm da cơ địa.

Diễn tiến của bệnh lý chàm thể tạng được chia làm hai giai đoạn: Nhũ nhi và thời niên thiếu. Ở giai đoạn nhũ nhi, trẻ khoảng 3 tháng tuổi sẽ thường thấy xuất hiện chàm thể tạng. Khi đó, nếu chàm thể tạng không được điều trị đúng cách sẽ tiến triển âm thầm, bùng phát trở lại khi trẻ lớn và gây ra những triệu chứng mãn tính không dễ khắc phục.

Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết chàm thể tạng

Việc nắm được nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết của chàm thể tạng sẽ giúp việc phát hiện và điều trị được hiệu quả.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý chàm thể tạng hiện vẫn chưa được xác định, song nhiều yếu tố được cho là tạo cơ hội cho bệnh khởi phát như sau:

Dị ứng

Khi bị tác động bởi những tác nhân bên ngoài, hệ miễn dịch xảy ra phản ứng thái quá gọi là dị ứng. Điều này tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn vi nấm xâm nhập và gây ra các bệnh lý về da, bao gồm bệnh chàm thể tạng.

Di truyền

Theo nghiên cứu, nếu cha mẹ mắc bệnh chàm thể tạng thì trẻ sinh ra hơn 75% nguy cơ sẽ có bệnh này. Bên cạnh đó, nếu trong gia đình có người thân mắc các bệnh như chàm, hen suyễn, viêm mũi dị ứng… thì bạn cũng có nguy cơ bị chàm thể tạng cao hơn.

Chàm thể tạng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị chàm thể tạng 2 Theo thống kê cho thấy, nữ giới có nguy cơ mắc phải bệnh chàm thể này cao hơn nhiều so với nam giới.

Môi trường sống

Các yếu tố như nhiệt độ thấp, môi trường ô nhiễm hay có chứa nhiều yếu tố dị nguyên cũng khiến cho bệnh chàm thể tạng có cơ hội khởi phát.

Giới tính

Theo thống kê cho thấy, nữ giới có nguy cơ mắc phải bệnh chàm thể này cao hơn nhiều so với nam giới.

Ngoài những yếu tố kích hoạt bệnh chàm thể tạng khởi phát nêu trên thì các yếu tố dưới đây góp phần khiến triệu chứng của bệnh có thể sẽ nặng nề hơn:

  • Da khô do tắm lâu với nước nóng hoặc chăm sóc da không đúng cách;
  • Khí hậu: Quá nóng hoặc lạnh, hanh khô;
  • Ăn thực phẩm dễ gây dị ứng;
  • Tiếp xúc với các chất kích ứng mạnh: bột giặt, xà bông, thuốc tẩy rửa…;
  • Thay đổi nội tiết;
  • Sang chấn tâm lí;
  • Vấn đề nhiễm trùng.

Triệu chứng chàm thể tạng

Những triệu chứng xuất hiện dưới đây báo hiệu cho bạn biết có thể bạn đã bị chàm thể tạng:

  • Phát ban đỏ trên da;
  • Xuất hiện mụn nước li ti;
  • Bề mặt da thường khô ráp, sần sùi;
  • Vùng da bị bệnh ngứa rát, khó chịu;
  • Da bị bong vảy nhẹ.
Chàm thể tạng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị chàm thể tạng 3 Đối tượng nào cũng có thể bị chàm thể tạng, trong đó trẻ nhỏ là dễ mắc bệnh nhất.

Bất cứ vùng da nào trên cơ thể cũng có thể xuất hiện các triệu chứng nêu trên, tuy nhiên da mặt, tay chân là những vùng da dễ bị nhất. Nếu người bệnh gãi, chà xát trên da càng khiến tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. 

Lưu ý là tùy lứa tuổi mắc bệnh mà chàm thể tạng sẽ có một số dấu hiệu khác nhau:

  • Ở trẻ sơ sinh: Xuất hiện bất ngờ trên vùng da đầu và mặt khi trẻ từ 2 - 3 tháng tuổi, gây khô da, tróc vảy, nổi mụn nước chảy dịch và ngứa. Trẻ mắc chàm thể tạng sẽ khó ngủ, nhiễm trùng da.
  • Ở trẻ em: Trẻ em tuổi từ 2 tuổi đến dậy thì, chàm thể tạng thường xuất hiện ở các nếp gấp của cơ thể như khuỷu tay, chân, cổ, mắt cá hay mông… gây tróc vảy và ngứa. Bệnh kéo dài sẽ gây sần sùi da, da dày lên, xuất hiện các nốt sần và ngày càng ngứa, khó chịu.
  • Ở người lớn: Như đã có đề cập ở trên, tỷ lệ mắc chàm thể tạng ở người trưởng thành là rất ít, chủ yếu tái phát ở những trường hợp mắc bệnh từ bé. Chàm thể tạng ở người lớn chủ yếu xuất hiện vùng gáy, cổ, măt, khuỷu tay và đầu gối, gây khô da, tróc vảy, ngứa, làm da sậm màu hơn bình thường, có thể nhiễm trùng da nếu gãy nhiều.

Cách điều trị bệnh chàm thể tạng

Như vậy, đến đây thì chúng ta đã hiểu chàm thể tạng là gì cùng nguyên nhân và các biểu hiện của bệnh. Khi mắc phải bệnh ngoài da này, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

Sau khi xác định rõ nguyên nhân và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định để ức chế diễn tiến và khắc phục các triệu chứng của bệnh bởi hiện tại chàm thể tạng chưa có biện pháp nào khắc phục triệt để.

Dưỡng ẩm da

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong điều trị chàm thể tạng bởi việc giữ ẩm cho da sẽ giúp cho bệnh không lan rộng và chuyển biến xấu.

Bên cạnh đó, giữ cho da ở trạng thái tốt nhất còn giúp cải thiện triệu chứng khô ráp hay bong tróc da; đồng thời tình trạng đỏ rát hay ngứa cũng có xu hướng thuyên giảm dần.

Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm cho da theo chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất thoa kem sau khi tắm khoảng ba phút để da có thể hấp thu dưỡng chất tốt nhất. 

Dùng thuốc steroids

Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng nhóm thuốc steroids khi các sản phẩm dưỡng ẩm và làm mềm da không đáp ứng được triệu chứng bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê toa loại thuốc steroids phù hợp.

Khi sử dụng thuốc, bạn cần hết sức cẩn trọng, phải theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ bởi nếu dùng liều cao kéo dài sẽ rất dễ gặp phải các tác dụng không mong muốn.

Chàm thể tạng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị chàm thể tạng 4 Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng nhóm thuốc steroids.

Thuốc chống dị ứng

Bác sĩ có thể chỉ định nhóm thuốc chống dị ứng trong những trường hợp cần thiết để khắc phục triệu chứng ngứa/sưng viêm.

Đối với trẻ em có thể dùng các thuốc như:

Đối với người lớn có thể dùng các thuốc sau đây:

  • Prima;
  • Femstil;
  • Zyrtec;
  • Semprex;
  • Telfast.

Bệnh nhân không được tự ý mua thuốc về để điều trị hay thay đổi liều nếu bác sĩ không yêu cầu. Đặc biệt, nếu bệnh nhân là trẻ em thì cha mẹ phải theo dõi sát sao quá trình trẻ uống thuốc để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Chàm thể tạng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị chàm thể tạng 5 Nếu bệnh nhân là trẻ em thì cha mẹ phải theo dõi sát sao quá trình trẻ uống thuốc.

Điều trị bằng Đông y

Bên cạnh Tây y thì Đông y cũng là liệu pháp điều trị chàm thể tạng rất hiệu quả. Sử dụng các bài thuốc Nam phối kết hợp cùng nhiều loại thảo dược khác nhau tạo nên dược lực mạnh mẽ, tác động sâu vào bên trong cơ thể, loại bỏ căn nguyên gây khởi phát các triệu chứng chàm thể tạng. 

Bên cạnh đó, phương pháp này cũng chú trọng điều dưỡng toàn bộ cơ thể, phục hồi chức năng các tạng phủ nhằm nâng cao thể trạng, sức đề kháng giúp bệnh nhân chống lại sự tái phát bệnh.

Hoàng Lam

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Chủ đề:chàmMùa hè