Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao lại giàu protein và thường được bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày. Vậy bị bệnh gout có uống sữa được không, đâu là loại sữa dành cho người bệnh gout?
Sữa là một thực phẩm giàu đạm, lipid, glucid, vitamin và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, photpho, kali. Các protein trong sữa có thành phần axit amin cân đối, độ đồng hóa cao như casein, lacto albumin, lacto globulin rất cần thiết cho cơ thể đặc biệt là sự phát triển của trẻ em.
Tuy nhiên, những người bệnh gout được khuyên là hạn chế các loại thực phẩm như sữa để tránh làm trầm trọng hơn tình hình bệnh. Và chỉ nên bổ sung các loại thực phẩm cho người bệnh gout phù hợp.
Thế nhưng thực tế thì gần đây nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sữa và các chế phẩm từ sữa không phải là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Trong 100g sữa chỉ chứa từ 0 – 50 mg purin, trong khi đó hàm lượng purin mà cơ thể có thể thu nạp mỗi ngày là từ 135 – 150mg/100g. Như vậy, sữa là một thực phẩm an toàn mà người bệnh có thể sử dụng.
Người bệnh gout có thể uống được sữa, tuy nhiên chỉ nên sử dụng với liều lượng mỗi ngày một 1 ly để hỗ trợ điều trị.
Một số loại sữa dành cho người bệnh gout không sử dụng được sau đây:
Sữa nhiều đường không tốt cho người bệnh gout, mặc dù sữa rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải loại sữa nào người bệnh gout cũng có thể dùng được. Với người bệnh gout, để tránh tình trạng sưng viêm chuyển biến nặng, nên tránh sử dụng các loại sữa có nhiều đường.
Các loại sữa nhiều đường nhất là sữa đặc có thể làm rối loạn chuyển hóa, đào thải các chất qua thận khiến khả năng đào thải các acid uric (nguyên nhân chính gây bệnh gout) bị suy giảm.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh gout nên hạn chế sử dụng các loại rau phát triển nhanh như măng, các loại đậu, giá đỗ… Và đậu nành cũng là một trong những thực phẩm cần hạn chế.
Sữa đậu nành có chứa nhiều nhân purin, có khả năng chuyển hóa, làm gia tăng hàm lượng acid uric trong máu khiến các tinh thể muối urat lắng đọng nghiêm trọng ở khớp xương.
Các loại sữa giàu chất béo sẽ khiến người bệnh có nguy cơ tăng cân nhất là những người đã có trọng lượng có trọng lượng cơ thể quá mức. Tăng cân sẽ gây áp lực lên xương khớp tình đó khiến bệnh ngày càng tồi tệ, các cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn.
Các loại sữa dành cho người bệnh gout có thể kể đến như:
Sữa tươi và các chế phẩm của sữa tươi giúp làm giảm lượng acid uric trong máu và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 1- 2 cốc sữa tươi, uống quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược khiến tình trạng bệnh trở nên phức tạp và nghiêm trọng hơn.
Có thể nói, người bị bệnh gout có uống được sữa ensure không là câu hỏi mà các chuyên gia dinh dưỡng thường hay nhận được. Theo nhận định từ các chuyên gia, người bệnh gout có thể uống được sữa ensure nhưng phải uống với liều lượng thích hợp. Chỉ nên sử dụng 1 – 2 ly mỗi ngày tùy theo tình trạng bệnh để tránh ảnh hưởng.
Sữa chua cũng là một lựa chọn tuyệt vời trong các loại sữa dành cho người bệnh gout. Sữa chua có công dụng rất tốt cho người bệnh gout vì được tạo thành từ quá trình lên men tự nhiên nên có chứa nhiều lợi khuẩn có lợi cho cơ thể.
Các vi khuẩn này có khả năng hỗ trợ cơ thể chuyển hóa đường đa thành đường đơn, chuyển hóa một phần đạm trong sữa thành axit amin, pepton. Đặc biệt, sữa chua còn có tác dụng loại bỏ một phần acid uric trong máu giúp cải thiện các triệu chứng bệnh.
Để tránh thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, người bệnh gout có thể bổ sung bằng cách sử dụng một trong những loại sữa dưới đây:
Là sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp tại Hoa Kỳ, được đặc chế riêng là sữa dành cho người bệnh gout, và các bệnh về xương khớp. Có công dụng:
Nếu đã uống sữa thì nên kiêng các thức ăn chứa nhiều nhân purin khác
Những lưu ý khi dùng sữa dành cho người bệnh gout:
Tóm lại, sữa dành cho người bệnh gout khá nhiều loại nhưng chỉ nên sử dụng các loại sữa riêng biệt được chỉ định. Tuyệt đối không nên sử dụng các loại sữa nhiều đường, giàu chất béo.
Mẫn Mẫn