Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh vảy nến là một trong những bệnh lý về da mãn tính rất thường gặp. Căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó có cả trẻ em. Vậy làm sao để điều trị bệnh vảy nến hiệu quả?
Có nhiều cách điều trị bệnh vảy nến. Lựa chọn phương pháp điều trị bệnh vảy nến tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Bác sĩ sẽ chẩn đoán mức độ bệnh qua triệu chứng và phạm vi vùng da bị ảnh hưởng để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Lựa chọn phương pháp điều trị đúng sẽ giúp bạn hồi phục bệnh nhanh hơn.
Bệnh vảy nến thường biểu hiện dưới dạng những mảng da màu đỏ, tróc vảy ở bề mặt. Vùng da tổn thương được giới hạn rất rõ với vùng da xung quanh. Bệnh có thể gặp ở vị trí bất kỳ trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là vùng da đầu, cùi chỏ, đầu gối.
Người mắc bệnh vảy nến thường ít bị ngứa. Tuy nhiên một số ít trường hợp vẫn có thể xuất hiện ngứa, châm chích và bỏng rát. Những trường hợp bệnh nặng có thể xuất hiện nhiều mụn mủ hoặc đỏ da toàn bộ cơ thể. Bên cạnh những tổn thương da, một số người bệnh còn bị tổn thương móng với biểu hiện móng có nhiều vết lõm, móng đổi màu vàng nâu hoặc móng dày, thậm chí hư toàn bộ móng.
Phương pháp chiếu tia cực tím có thể giúp ngăn chặn sự phát triển nhanh của các tế bào da. Tuy nhiên, việc tắm nắng lại không làm cải thiện mà làm tình trạng bệnh trở nên xấu đi. Bác sĩ sẽ thực hiện chiếu tia cho bạn với hàm lượng tia cực tím và thời gian phù hợp. Việc điều trị bằng chiếu tia thường không gây ra đau đớn cho bệnh nhân. Người bệnh cũng có thể được kết hợp điều trị bằng thuốc với chiếu tia. Lưu ý, nếu chiếu tia không đúng có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư da. Do đó bạn cần lựa chọn đơn vị điều trị uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.
Đối với liệu pháp laser, bác sĩ điều trị sẽ chiếu tia vào khu vực bị vẩy nến. Vùng da lành xung quanh sẽ không bị tổn hại hoặc không bị tiếp xúc nhiều với tia UV so với các phương pháp điều trị chiếu tia khác. Sau khoảng 4 - 5 tuần điều trị, các mảng vảy nến trên da sẽ mỏng dần và các triệu chứng của bệnh cũng sẽ mất dần sau một thời gian sau đó. Đa số các trường hợp được điều trị, liệu pháp laser không gây đau đớn, chỉ một số ít người bị đỏ và phồng rộp nhẹ.
Điều trị vảy nến bằng thuốc uống được chỉ định khi các phương pháp điều trị tác động trực tiếp lên da không đạt hiệu quả mong muốn. Thuốc được cung cấp thường là thuốc uống hoặc dạng viên giải phóng nhanh. Các loại thuốc uống điều trị có tác dụng giúp làm sạch da và ngăn ngừa lan rộng nếu bạn bị bệnh vảy nến mức độ vừa và nặng. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm acitretin, apremilast, cyclosporine và methotrexate.
Bệnh vảy nến mức độ vừa và nặng thường được điều trị bằng các loại thuốc có tác dụng mạnh. Thuốc tác động lên hệ miễn dịch, từ đó giúp ngăn chặn các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh. Một số loại thuốc, người bệnh có thể tiêm tại nhà, trong khi số khác phải đến bệnh viện hoặc phòng khám để tiêm. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm adalimumab, adalimumab-adbm, brodalumab, etanercept, guselkumab, infliximab, remicade, ixekizumab, secukinumab và ustekinumab.
Điều trị bệnh vảy nến bằng thuốc có thể giúp tình trạng bệnh được cải thiện chỉ sau một vài tuần. Người bệnh nên nhờ tư vấn của bác sĩ nếu lo lắng về thuốc điều trị. Các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng. Ví dụ như các vấn đề về gan và thận, nhiễm trùng và một số bệnh ung thư.
Điều trị bệnh vảy nến mức độ nhẹ thường sử dụng thuốc mỡ hoặc kem bôi. Thuốc mỡ hoặc kem được sử dụng để bôi vào da tổn thương sau khi tắm hoặc trong lúc tắm. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được kê các loại thuốc có tác dụng mạnh hơn với các thành phần giúp giảm sưng và làm chậm sự phát triển của các tế bào da nhằm điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Bạn chỉ nên che kín vùng da sau bôi thuốc khi có chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Bởi vì đối với một số loại thuốc, việc bịt kín da sau khi bôi thuốc có thể giúp tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, một số loại khác có tác dụng mạnh hơn, việc bịt kín có thể làm tăng biểu hiện của tác dụng phụ.
Trong trường hợp bác sĩ khuyên che da, bạn nên thực hiện như sau: Bôi thuốc lên bề mặt da bị vảy nến, sau đó che lại bằng bọc nhựa, hoặc mặc quần áo chống thấm nước, vải nylon hoặc vớ cotton.
Người bệnh vảy nến có thể sử dụng thuốc bôi Candiderm trong quá trình điều trị. Loại thuốc này có tác dụng điều trị nhiễm trùng da, chẳng hạn như bệnh vảy nến, bệnh chàm, viêm da, chốc lở. Nếu bạn gặp phải các vấn đề về da bạn có thể tìm mua kem bôi Candiderm Cream Glenmark được phân phối độc quyền tại Nhà thuốc Long Châu.
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp điều trị trên, người bệnh vảy nến còn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
Mặc dù bệnh vảy nến không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng nó cũng gây không ít phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, điều trị sớm và hiệu quả sẽ giúp cải hiện chất lượng cuộc sống của bạn. Trên đây là những thông tin về việc điều trị bệnh vảy nến Nhà thuốc Long Châu muốn cung cấp cho bạn.
Ngọc Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.