Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phác đồ điều trị viêm da dị ứng như thế nào? Phương pháp chẩn đoán viêm da dị ứng

Ngày 02/11/2024
Kích thước chữ

Viêm da dị ứng là một bệnh lý ngoài da kéo dài dai dẳng và rất dễ tái phát lại. Do đó, việc áp dụng đúng phác đồ điều trị viêm da dị ứng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị cũng như tầm soát bệnh hiệu quả. Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết về các phương pháp điều trị viêm da dị ứng trong bài viết dưới đây.

Viêm da dị ứng được đánh giá là một trong những bệnh lý ngoài da đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng viêm da dị ứng lại gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Vậy phác đồ điều trị viêm da dị ứng như thế nào?

Tìm hiểu chung về bệnh viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng hay còn được gọi viêm da cơ địa, là một bệnh lý tổn thương ở da xảy ra khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Đặc điểm chính của bệnh viêm da dị ứng là sự quá mẫn cảm xảy ra ngay lập tức với sự xuất hiện của IgG và sự tham gia của tế bào T đặc hiệu.

Viêm da dị ứng có tính di truyền và thường gặp ở những người có mắc bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng hoặc hen phế quản.

Bệnh viêm da dị ứng thường khởi phát từ khi còn nhỏ tuổi và dễ bị tái phát lại. Triệu chứng điển hình của bệnh lý này là sự tổn thương da, da khô kèm ngứa và có thể dẫn đến bội nhiễm khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn nếu không điều trị cũng như chăm sóc các vết tổn thương trên da đúng cách. Vậy các biến chứng của bệnh viêm da dị ứng như thế nào?

Phác đồ điều trị viêm da dị ứng như thế nào? Phương pháp chẩn đoán viêm da dị ứng 1
Bệnh viêm da dị ứng có tính di truyền

Biến chứng của bệnh viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là một trong các bệnh lý về da có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách, bao gồm:

  • Nhiễm trùng tụ cầu: Biến chứng này tại các vị trí tổn thương da do nốt mụn nước bị vỡ khiến dịch tiết lan ra bề mặt da xung quanh. Tình trạng này có thể gây đau, sưng đỏ và chảy mủ tại vùng da bị thương tổn. Ở bệnh nhân nhiễm tụ cầu thường xuất hiện tình trạng sưng hạch ngoại vi tại nhiều vị trí trên cơ thể, từ đó có thể khiến người bệnh phải đối mặt với các cơn đau và sốt.
  • Bội nhiễm: Biến chứng này thường xảy ra ở những vùng da xuất hiện bọng nước, mụn nước gây đau rát do virus gây nên. Một vài trường hợp viêm da dị ứng hiếm gặp có thể dẫn đến hoại tử da.
Phác đồ điều trị viêm da dị ứng như thế nào? Phương pháp chẩn đoán viêm da dị ứng 2
Nhiễm tụ cầu là một biến chứng có thể gặp ở bệnh nhân bị viêm da dị ứng

Chẩn đoán bệnh viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là một bệnh lý ngoài da rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh về da khác. Do đó, việc chẩn đoán bệnh viêm da dị ứng không dễ dàng.

Theo các chuyên gia, việc chẩn đoán bệnh viêm da dị ứng dựa vào các triệu chứng của bệnh theo 4 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Là giai đoạn trên da bắt đầu xuất hiện các vết ban đỏ, phù nề và sẩn ngứa rải rác.
  • Giai đoạn 2: Xuất hiện các nốt bọng nước trên da.
  • Giai đoạn 3: Các nốt bọng nước bị rỉ, vỡ và bội nhiễm. Trong một vài trường hợp, các tổn thương này có thể dẫn đến bệnh chốc lở da.
  • Giai đoạn 4: Các vết thương khô lại và đóng vảy thường gặp ở người bệnh bị viêm da dị ứng trong thời gian dài, bệnh diễn tiến kéo dài và có thể xuất hiện lichen hoá trên da.

Tuỳ thuộc vào tình trạng tiến triển của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các biện pháp cận lâm sàng chẩn đoán bệnh, bao gồm:

  • Xét nghiệm Prick test (test lẩy da).
  • Phát hiện ra các kháng nguyên và kháng thể đặc hiệu dựa trên tình trạng vỡ của tế bào thông qua phản ứng thoát hạt tế bào mast và tiêu bạch cầu đặc hiệu.
  • Phương pháp test áp bì.
  • Định lượng IgE đặc hiệu và IgE toàn phần với chất gây dị ứng.

Bên cạnh đó, người bệnh nghi ngờ bị viêm da dị ứng có thể được chỉ định thực hiện thêm các chẩn đoán phân biệt nhằm tránh tình trạng nhầm lẫn với những bệnh lý rối loạn da khác nhưng có các triệu chứng tương tự. Vậy phác đồ điều trị viêm da dị ứng như thế nào?

Phác đồ điều trị viêm da dị ứng như thế nào? Phương pháp chẩn đoán viêm da dị ứng 3
Xét nghiệm Prick test hỗ trợ chẩn đoán bệnh viêm da dị ứng

Phác đồ điều trị viêm da dị ứng như thế nào?

Việc áp dụng đúng phác đồ điều trị viêm da dị ứng sẽ giúp người bệnh mau lành bệnh hơn và phòng tránh được các biến chứng của bệnh. Vậy phác đồ điều trị viêm da dị ứng như thế nào?

Dưới đây là nguyên tắc và phác đồ điều trị viêm da dị ứng mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp được, cụ thể như sau:

Nguyên tắc

Phác đồ điều viêm da dị ứng cần tuân thủ theo đúng các nguyên tắc dưới đây để đạt được hiệu quả chữa bệnh tối ưu nhất, bao gồm:

  • Kết hợp phương pháp điều trị toàn thân và điều trị tại chỗ.
  • Phương pháp điều trị được đưa ra phải phù hợp dựa vào từng giai đoạn bệnh.
  • Điều trị y khoa kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Phác đồ điều trị viêm da dị ứng như thế nào? Phương pháp chẩn đoán viêm da dị ứng 4
Phác đồ điều trị viêm da dị ứng cần kết hợp điều trị toàn thân và điều trị tại chỗ

Phác đồ điều trị viêm da dị ứng

Phác đồ điều trị viêm da dị ứng bao gồm:

Điều trị tại chỗ

Điều trị viêm da dị ứng tại chỗ bao gồm các biện pháp giúp chống viêm nhiễm bằng những loại thuốc phù hợp. Tùy theo từng ca bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc như sau:

  • Dermovate Cream 0,05% 15g: Là một loại thuốc bôi ngoài da với liều dùng 2 lần/ngày. Người bệnh lấy một lượng vừa đủ để bôi lên vùng da tổn thương đã khô và phẳng.
  • Locatop 0,1% Cream 30g: Người bệnh thoa thuốc trực tiếp lên vùng da bị thương tổn và có rỉ dịch, liều dùng 2 lần/ngày.
  • Eumovate (clobetasone) 0,05% 5g: Loại thuốc này được chỉ định sử dụng cho trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng. Lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa lên các vết tổn thương trên da với liều dùng 2 lần/ngày trong vòng 4 tuần.

Điều trị bội nhiễm

Tùy từng trường hợp viêm da cơ địa bị bội nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng các dung dịch diệt khuẩn, thuốc mỡ kháng sinh hoặc thuốc mỡ bôi ngoài da. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến nhằm điều trị bội nhiễm do viêm da dị ứng, bao gồm:

  • Dung dịch sát khuẩn tại chỗ Cyteal 5ml: Pha dung dịch này với khoảng 5 lít nước để sát khuẩn cho vùng da bị tổn thương, sau đó sử dụng nước ấm để làm sạch da.
  • Thuốc mỡ kháng sinh: Có thể kể đến như Bacitracin, Bactroban, Fucidin… Sử dụng bôi trực tiếp lên vùng da tổn thương với liều dùng 2 lần/ngày cho đến khi da lành lại.
  • Thuốc mỡ bôi ngoài da: Thuốc mỡ Triderm bôi ngoài da 2 lần/ngày, bao gồm cả trường hợp bị bội nhiễm do vi nấm.

Điều trị da khô

Điều trị da khô là một biện pháp giúp phòng ngừa tình trạng ngứa da, nứt nẻ và bội nhiễm do viêm da dị ứng. Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các sản phẩm giúp chăm sóc da như:

  • Bridge heel balm;
  • Ellgy H2O;
  • Hồ nước;
  • Hồ Brocq.

Điều trị toàn thân

Trong phác đồ điều trị viêm da dị ứng sẽ kết hợp phương pháp điều trị tại chỗ với phương pháp điều trị toàn thân. Trong phương pháp điều trị toàn thân, thuốc kháng histamin được sử dụng cho bệnh nhân để giảm tình trạng ngứa da, bao gồm:

  • Clorpheniramin 4mg: Liều dùng 2 lần/ngày trong vòng 7 - 14 ngày.
  • Loratadin 10mg: Liều dùng 1 - 2 viên/ngày.
  • Telfast (fexofenadine) 180g: Liều dùng 1 viên/ngày và sử dụng kết hợp với 2 viên Atarax 25mg/ngày chia sáng - tối. Ngoài ra, có thể dùng thuốc Telfast 60mg với liều dùng 2 viên x 2 lần/ngày.

Hướng điều trị khác

Bệnh viêm da dị ứng còn được điều trị bằng liệu pháp quang trị liệu đối với các tổn thương lichen hóa trên da hoặc bệnh tiến triển thành mãn tính với nhiều lần tái phát. Tùy thuốc vào từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng tia laser, tia UVA, tia UVB và một số loại thuốc khác.

Ngoài ra, điều trị bệnh viêm da dị ứng có thể sử dụng thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid, azathioprine, tacrolimus…

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm da dị ứng và phác đồ điều trị viêm da dị ứng. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về bệnh viêm da cơ địa và hướng điều trị khi mắc phải căn bệnh này.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin