Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn thường xuyên đau nướu mà không rõ lý do tại sao? Hay muốn tìm hiểu cách khắc phục nhanh chóng sự khó chịu đó? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thêm trong bài viết này.
Khoang miệng là cánh cửa dẫn đến các phần bên trong cơ thể, vì vậy sức khỏe răng miệng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát và ngược lại. Đau nướu có thể khiến bạn mất tập trung và thậm chí khó nhai nuốt hoặc uống nước. May mắn thay, hầu hết các dạng đau nướu sẽ tự khỏi trong một thời gian ngắn. Nhưng dù vậy cũng đừng bao giờ bỏ qua các triệu chứng, đặc biệt nếu như nó không cải thiện mà còn trở nên tệ hơn.
Dưới đây là nguyên nhân có thể khiến nướu bạn bị đau và các bước giảm cảm giác đau tại nhà (với sự trợ giúp của nha bác sĩ).
Nhiệt miệng còn được dùng với tên gọi khác là loét miệng, những vết loét nhỏ này có màu trắng hoặc xám với viền đỏ. Các vết loét thường xuất hiện ở bên trong môi, má hoặc lưỡi, nhưng chúng cũng có thể lan đến tận vùng nướu.
Giải quyết: Nên súc miệng bằng nước súc miệng sát khuẩn không kê đơn hoặc sử dụng gel không kê đơn; tránh thức ăn cay và uống sữa chứa magie.
Việc nhai thức ăn giòn hoặc ăn hạt thức ăn cứng có thể khiến chúng mắc vào răng khiến nướu bạn bị đau.
Cách khắc phục: Nếu cơn đau không cải thiện, hãy liên hệ ngay với nha sĩ để được chuẩn đoán chính xác.
Không ngạc nhiên khi nướu bị đau sau khi làm sạch răng. Nha sĩ cho biết: Trong quá trình làm sạch, mô mềm của nướu sẽ bị tác động từ khí cụ nha khoa để loại bỏ các mảng bám. Việc làm sạch kỹ lưỡng có thể gây viêm nhiễm nếu có mảng bám tích tụ.
Cách khắc phục: Hãy thử dùng thuốc giảm đau không kê đơn như thuốc viên Ibuprofen. Nếu các triệu chứng vẫn còn - tức là nếu nướu vẫn bị đau nhiều tuần sau khi làm sạch sâu hãy liên hệ với nha sĩ để kiểm tra mọi thứ.
Trong quá trình nhổ răng nha sĩ cần thao tác nhẹ nhàng trên nướu để tiếp cận răng để nhổ. Cho nên thông thường bạn sẽ cảm thấy đau sau đó.
Khắc phục: Nướu đau bao lâu sau khi nhổ răng phụ thuộc một phần vào cách chăm sóc răng miệng sau khi làm thủ thuật. Thực hiện theo các hướng dẫn hậu phẫu một cách cẩn thận để giảm thiểu cơn đau.
Toàn bộ cơ thể bạn có thể cảm thấy đau nhức khi bị ốm và chắc chắn những triệu chứng đó có thể lan rộng đến cả vùng nướu, nhất là khi bị cảm lạnh thông thường hoặc một số loại nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Bởi vì khi chất nhầy chảy ra từ xoang có thể tiết vào miệng, gây kích ứng và viêm nhiễm. Xoang bị sưng do nhiễm trùng xoang cũng có thể dẫn đến đau răng hàm trên mà bạn có thể cảm thấy ở nướu.
Đôi khi mũi bị tắc nghẽn, chúng ta thường thở bằng miệng, điều này có thể làm khô nướu.
Khắc phục: Cơn đau nướu của bạn sẽ giảm bớt khi các triệu chứng khác của bạn được cải thiện, nhưng hãy liên hệ với nha sĩ nếu chúng kéo dài hoặc trầm trọng hơn.
Theo Học viện Nha chu Hoa Kỳ (AAP), những thay đổi về nồng độ hormone - chẳng hạn như những thay đổi xảy ra ở tuổi dậy thì, mang thai, trước và sau khi mãn kinh có liên quan đến những ảnh hưởng đối với sức khỏe nha chu. Trong quá trình thay đổi đó có thể dẫn đến tình trạng đau nướu.
Bạn có thể nhận thấy nướu bị sưng, đỏ và cảm thấy mềm trong thời gian thay đổi nội tiết tố.
Cách khắc phục: Bạn phải giữ vệ sinh răng miệng tốt trong thời gian này, bao gồm cả việc gặp nha sĩ định kỳ.
Các triệu chứng điển hình của việc sâu răng bao gồm đau hoặc ê buốt răng, đau khi ăn hoặc uống, bề mặt răng bị xỉn vàng hay thậm chí thấy được lỗ khoét ở răng. Nhưng đôi khi sâu răng có thể gây đau ở một chiếc răng cụ thể và lan xuống nướu ngay khu vực gần đó.
Cách giải quyết: Đi khám răng thường xuyên là cách tốt nhất để nha sĩ có thể xác định và điều trị sâu răng trong giai đoạn đầu.
Các chuyên gia cho biết, ngoài việc thức ăn bị dính vào kẽ răng và nướu, thì một số loại thực phẩm cũng có thể gây kích ứng đến vùng nướu. Thức ăn rất nóng như pizza - có thể làm bỏng vòm miệng hoặc nướu, thậm chí gây đau trong quá trình làm lành.
Thực phẩm có tính axit cao cũng có thể gây kích ứng nướu đối với một số người.
Cách khắc phục: Giảm bớt lượng thực phẩm bất kỳ có thể khiến nướu nhức nhối, luôn đảm bảo có lịch hẹn với nha sĩ.
Những người mắc hội chứng dị ứng miệng (Oral allergy syndrome - OAS) có thể bị ngứa hoặc sưng ở miệng, môi, lưỡi và cổ họng, thường mắc sau khi ăn trái cây hoặc rau sống. Thực phẩm phổ biến bao gồm đào, cần tây, cà chua, dưa, chuối, dưa chuột và bí xanh.
Nếu bạn nhận thấy mình bị ngứa nướu hoặc ngứa miệng sau khi ăn các loại hạt, bạn nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa dị ứng ngay khi các triệu chứng đó chỉ ở mức độ nhẹ.
Ở giai đoạn sớm nhất, bệnh nướu răng được gọi là viêm nướu và có đặc điểm là nướu bị sưng, đỏ hoặc chảy máu.
Bệnh nha chu được gọi là viêm nha chu, có thể khiến răng và nướu tách ra, thậm chí có thể dẫn đến mất răng.
Cách khắc phục:
Các nha sĩ cho biết thói quen dùng chỉ nha khoa không đúng cách có thể dẫn đến đau nướu.
Một nguyên nhân phổ biến chính là sử dụng chỉ nha khoa quá mạnh tay. Khi bạn dùng lực tay mạnh sẽ gây ra áp lực lên bề mặt nướu trong quá trình làm sạch. Đánh răng quá mạnh cũng có thể gây kích ứng nướu.
Khuyến cáo: Bạn nên đánh răng hai lần một ngày và làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần. Hoặc bạn cũng có thể thử dùng tăm nước thay vì chỉ, tuy nhiên không nên để ở mức độ quá mạnh tránh làm thưa kẽ răng.
Một số tình trạng sức khỏe có liên quan đến bệnh nướu răng bao gồm bệnh tiểu đường, một số bệnh về đường hô hấp và bệnh tim. Hút thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ kể trên.
Nếu tình trạng cơ thể bạn làm tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng, điều quan trọng nhất là bạn phải luôn kiểm tra răng miệng.
Cơn đau nướu của bạn sẽ tự cải thiện sau một thời gian ngắn, đặc biệt nếu các triệu chứng chỉ kéo dài ngắn như nhiệt miệng hoặc cảm lạnh gây ra.
Khi có các dấu hiệu nướu bị đỏ, chảy máu, sưng tấy, răng nhạy cảm và hơi thở có mùi bất thường,... chứng tỏ cơn đau nướu có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và bạn cần đến nha sĩ càng sớm càng tốt.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa các vấn đề về miệng là đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên, tối thiểu là đánh răng hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa một lần một ngày, cũng đừng quên khám định kỳ răng miệng 6 tháng 1 lần.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.