Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Các phản ứng của da khi áp dụng liệu pháp nhắm đích và liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Ngày 20/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Liệu pháp miễn dịch và liệu pháp nhắm đích là những phương pháp điều trị giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tế bào ung thư. So với hóa trị, hai liệu pháp này được cho rằng chuyên biệt hơn. Điều này có nghĩa là những tác dụng phụ của các liệu pháp này khác hẳn so với hóa trị. Bài viết này sẽ đề cập đến các phản ứng của da khi áp dụng hai liệu pháp này trong điều trị ung thư mà bạn đọc có thể tham khảo.

Đối với phương pháp hóa trị, thường gây ra các tác dụng phụ liên quan đến các bệnh nhiễm trùng, suy nhược cơ thể và thay đổi thành phần máu. Ngược lại, khi áp dụng liệu pháp nhắm đích và liệu pháp miễn dịch, bệnh nhân thường gặp các vấn đề liên quan đến da, tóc, móng và mắt.

Các phản ứng của da khi áp dụng liệu pháp nhắm đích và liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Liệu pháp miễn dịch và các phản ứng của da

Liệu pháp miễn dịch là loại trị liệu sinh có tác dụng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, được tạo nên từ tế bào bạch cầu và các cơ quan, mô của hệ thống bạch huyết giúp chống lại tế bào ung thư. Phương pháp điều trị này sử dụng các chất được tạo ra từ những sinh vật sống để điều trị ung thư.

Các phản ứng của da khi áp dụng liệu pháp nhắm đích và liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư1

Liệu pháp miễn dịch là loại trị liệu sinh có tác dụng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch

Các phản ứng của da

Liệu pháp miễn dịch còn gọi liệu pháp sinh học sử dụng các tế bào từ cơ thể hoặc trong phòng thí nghiệm nhằm cải thiện hoặc khôi phục các chức năng hệ thống miễn dịch. Liệu pháp miễn dịch có tác dụng rõ rệt trong việc:

  • Làm ngừng hay làm chậm lại sự phát triển của tế bào ung thư.
  • Ngăn cản tế bào ung thư lan rộng sang những cơ quan khác trong cơ thể.
  • Cải thiện hệ thống miễn nhằm tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả.

Liệu pháp miễn dịch có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến mọi người theo nhiều cách khác nhau. Mức độ tác dụng phụ, phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe khi điều trị, loại ung thư và mức độ tiến triển.

Các tác dụng phụ phổ biến của liệu pháp này là phản ứng da tại vị trí tiêm. Những tác dụng phụ này bao gồm: Sưng đau, đỏ rát, ngứa và phát ban. Tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc thậm chí gây tử vong.

Liệu pháp nhắm đích và các phản ứng của da

Liệu pháp nhắm đích là liệu pháp tác động lên các gene bị hỏng, các protein hoặc mô giúp tế bào ung thư tăng sinh và phát triển. Phụ thuộc vào hình thức điều trị, liệu pháp tế bào đích gây ra tác dụng phụ chuyên biệt ảnh hưởng tới da, tóc và móng. Các tác dụng phụ này là do các thuốc tác động lên sự phát triển bình thường của các mô trên.

Ví dụ dưới đây nói về ảnh hưởng lên da của hai liệu pháp nhắm đích. Tuy nhiên, một số liệu pháp nhắm đích khác cũng ảnh hưởng tương tự lên da. Khi bác sĩ chỉ định điều trị bằng liệu pháp nhắm đích, bạn nên hỏi về các tác dụng phụ sẽ có và cách xử trí.

Các phản ứng của da khi áp dụng liệu pháp nhắm đích và liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư2

Liệu pháp nhắm đích là liệu pháp tác động lên các gene bị hỏng, các protein hoặc mô giúp tế bào ung thư tăng sinh và phát triển

Phản ứng của da khi sử dụng thuốc tấn công/nhắm EGFR

Kiểu điều trị thông dụng của liệu pháp nhắm đích là tấn công trực tiếp vào phân tử được biết như là thụ thể của yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR= epidermal growth factor receptor). EGFR kích thích sự tăng trưởng của tế bào ung thư. EGFR cũng có vai trò trong sự phát triển bình thường của da, tóc và móng. Vì thế hiện tượng phát ban khi điều trị ung thư, biến đổi ở tóc và móng có thể xảy ra trong quá trình điều trị với các thuốc trên.

Hầu hết các bệnh nhân sử dụng các thuốc tác động lên EGFR đều biểu hiện phát ban ở mặt và phần trên cơ thể. Phát ban thường xuất hiện trong vài tuần đầu tiên sau khi sử dụng thuốc. Bạn có thể thấy da chuyển đỏ hoặc ấm như bị cháy nắng trước khi phát ban xuất hiện. Sau đó vài ngày, mụn đau và mụn mủ xuất hiện, các vùng da xung quanh khá nhạy đau. Hiện tượng phát ban có xu hướng nhẹ hoặc vừa. Tuy nhiên, vài trường hợp bệnh nhân bị phát ban trầm trọng gây khó chịu cơ thể và về mặt thẩm mỹ.

Da cũng trở nên rất khô và ngứa, cản trở các hoạt động hằng ngày và gây khó ngủ. Da trên đầu ngón tay có thể bị nứt. Da cũng trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Gãi ngứa mạnh sẽ gây nứt da, làm da dễ nhiễm trùng hơn. Hiện tượng viêm quanh móng có thể làm việc mặc đồ, chải chuốt và các sinh hoạt khác đau và khó khăn hơn.

Các phản ứng của da khi áp dụng liệu pháp nhắm đích và liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư3 Da cũng trở nên rất khô và ngứa, phát bản, cản trở các hoạt động hằng ngày và gây khó ngủ

Phản ứng của da khi sử dụng thuốc tấn công/nhắm VEGF

Một loại khác của liệu pháp nhắm đích gây ra các vấn đề ở da là sử dụng các thuốc ức chế yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF= vascular endothelial growth factor). Đây là protein giúp cho hình thành các mạch máu mới. Thuốc này còn được gọi là thuốc ức chế tạo mạch vì chúng ức chế sự hình thành của các mạch máu. Khi các thuốc này ảnh hưởng lên các mạch máu ở chân và tay, chúng gây ra các vấn đề ở da.

Bác sĩ sẽ giúp bạn xử lý các tác dụng phụ để việc điều trị ung thư được tiếp tục. Việc xử lý các tác dụng phụ này có thể giúp tránh các thay đổi lớn trên da, tóc và móng. Một điều cần lưu ý nữa là tác dụng phụ trên da này không phải là phản ứng dị ứng hay nhiễm trùng.

Các phản ứng của da khi áp dụng liệu pháp nhắm đích và liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư4 Tác dụng phụ của hai liệu pháp này còn làm thay đổi đáng kể liên quan lông, tóc và móng

Các tác dụng phụ lên da thường thấy của một số loại thuốc

Thuốc

Ung thư mà các thuốc được chỉ định

Tác dụng phụ

  • Afatinib (Gilotrif)
  • Cetuximab (Erbitux)
  • Erlotinib (Tarceva)
  • Gefitinib (Iressa)
  • Osimertinib (Tagrisso)
  • Panitumumab (Vectibix)

 

  • Ung thư đại tràng
  • Ung thư đầu/cổ
  • Ung thư phổi
  • Ung thư tụy

 

  • Phát ban giống mụn ở mặt và phần trên cơ thể.
  • Viêm quanh ngón tay.
  • Da khô, ngứa.
  • Nứt đầu ngón tay.
  • Rụng tóc.
  • Tăng lông mặt và lông mi, thô hoặc quăn.
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.
  • Lapatinib (Tykerb)
  • Ung thư vú
  • Loét môi, miệng và cổ họng.
  • Khô da.
  • Đỏ, đau, tê hoặc châm chích ở tay chân.
  • Phát ban.
  • Sorafenib (Nexavar)
  • Sunitinib (Sutent)

 

 

  • Phản ứng ở da tay/chân (các vùng da bị đau, dày lên, thỉnh thoảng bị rộp ở gan bàn chân, tay).
  • Đỏ và tróc vẩy ở da đầu và lông mày.
  • Cảm giác nóng, bỏng với các vết đỏ.
  • Da khô, ngứa.
  • Rụng tóc.
  • Vemurafenib (Zelboraf)           
  • Ung thư tế bào hắc tố (Melanoma)

 

  • Phát ban trên mặt và phần trên của cơ thể.
  • Phát ban nổi mẩn trên cánh tay, bắp đùi.
  • Phản ứng ở da tay/chân (các vùng da bị đau, dày lên, thỉnh thoảng bị rộp ở gan bàn chân, tay).
  • Tạo mụn thịt thừa, bao gồm ung thư da không nguy hiểm.
  • Tăng tính nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.
  • Everolimus (Afinitor)
  • Temsirolimus (Torisel)

 

  • Ung thư tế bào thận
  • U tụy thần kinh nội tiết
  • U sao bào khổng lồ dưới màng não thất, một loại u lành trong bệnh xơ cứng dạng củ (tuberous sclerosis)
  • Vandetanib (Caprelsa)
  • Ung thư tuyến giáp dạng tủy

 

  • Phát ban hoặc nổi mụn.
  • Da khô, tróc hoặc ngứa.
  • Rộp da hoặc đau.
  • Da bị đỏ.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: yhoccongdong.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm