Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Các phương pháp mổ đục thủy tinh thể hiện nay

Ngày 12/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nếu tình trạng đục thủy tinh thể gây ra khó khăn trong các hoạt động hàng ngày như quan sát, làm việc, lái xe,... ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống hàng ngày thì bạn nên cân nhắc về việc mổ đục thủy tinh thể.

Mổ đục thủy tinh thể là phương pháp điều trị bệnh nhân đục thủy tinh thể giúp bạn cải thiện chứng nhìn mờ và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Quyết định lựa chọn phương pháp mổ đục thủy tinh thể nào sau khi bạn được kiểm tra sức khỏe mắt bới bác sĩ nhãn khoa.

Bệnh đục thủy tinh thể nguy hiểm như thế nào?

Thủy tinh thể là một thấu kính trong suốt giúp mắt nhìn rõ vật ở các khoảng cách khác nhau. Ánh sáng mặt trời khi tiếp xúc với thấu kính này sẽ tập trung ánh sáng đến võng mạc, giúp hình ảnh bên ngoài hiển thị rõ nét. Tuy nhiên, khi thấu kính này mất tính trong suốt (bị đục thủy tinh thể) thị lực bị suy giảm mạnh.

Người trên 50 tuổi là nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh đục thủy tinh thể. Tốc độ mắt mờ sẽ phụ thuộc vào quá trình lão hóa cụ thể từng người, có người bị sớm hơn và có người bị muộn hơn.

cac-phuong-phap-mo-duc-thuy-tinh-the-hien-nay 1.jpg
Người trên 50 tuổi là nhóm có nguy cơ cao

Ngoài ra, đục thủy tinh thể cũng có thể do bệnh lý hoặc chấn thương. Trường hợp này mắt thường biểu hiện rõ và gây khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Bệnh nhân đục thủy tinh thể nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng đục thủy tinh thể có thể gây tăng nhãn áp, vỡ bao, và viêm màng bồ đào, đồng thời có thể dẫn đến teo thần kinh mắt và khó khôi phục sau phẫu thuật.

Chuyên gia khuyến cáo nên phẫu thuật sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Các phương pháp mổ đục thủy tinh thể hiện nay

Hiện nay, có một số phương pháp mổ đục thủy tinh thể để điều trị tình trạng đục thủy tinh thể.

Phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể bằng siêu âm (Phaco):

Phương pháp phẫu thuật Phaco là phương pháp phổ biến nhất để đối phó với tình trạng đục thủy tinh thể. Bác sĩ sẽ tạo một lỗ nhỏ ở góc ngoài giác mạc và sử dụng một đầu dò siêu âm nhỏ để phá vỡ thủy tinh thể thành các mảnh nhỏ, sau đó hút chúng ra khỏi mắt.

cac-phuong-phap-mo-duc-thuy-tinh-the-hien-nay 2.jpg
Phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể bằng siêu âm (Phaco)

Phẫu thuật thủy tinh thể trong bao (ICCE):

Phương pháp ICCE giúp khôi phục tầm nhìn cho bệnh nhân, nhưng đòi hỏi việc rạch một đường lớn tại giao điểm giữa củng mạc và giác mạc. Quá trình lành vết thương có thể kéo dài hơn so với các phương pháp khác.

Phẫu thuật thủy tinh thể ngoài bao:

Trong phẫu thuật ngoài bao, bác sĩ sẽ rạch ở phần trên của mắt để loại bỏ phần nhân cứng của thủy tinh thể trước, sau đó hút chất đục còn lại ra. Thủy tinh thể bị loại bỏ sẽ được thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo (IOL) thông qua lỗ mở trước đó. Với IOL, người bệnh thường có thị lực tốt hơn do ánh sáng truyền tới võng mạc mà không gặp vướng lệch.

Cần làm gì trước khi mổ đục thủy tinh thể?

Chỉ định phẫu thuật đục thủy tinh thể phụ thuộc vào mức độ suy giảm thị lực của bệnh nhân, đặc biệt là khi thị lực dưới 4/10. Ngoài ra, các yếu tố như tuổi tác, tính chất công việc, và điều kiện sống của bệnh nhân cũng được xem xét để đưa ra chỉ định phẫu thuật phù hợp.

Kiểm tra và xét nghiệm trước khi phẫu thuật đục thủy tinh thể

Bệnh nhân sau khi được chẩn đoán đục thủy tinh thể và có chỉ định phẫu thuật cần thực hiện các xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu (Yêu cầu nhịn đói vào buổi sáng trước khi lấy máu).
  • Khám nội tổng quát và điện tâm đồ có thể được thực hiện tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.

Chuẩn bị trước khi vào phòng phẫu thuật:

  • Mang theo đầy đủ hồ sơ khám bệnh và giấy tờ cá nhân cần thiết.
  • Vệ sinh cá nhân: Tắm rửa, gội đầu sạch sẽ cho quá trình phẫu thuật.
  • Đọc kỹ và giải đáp mọi thắc mắc về các cam kết phẫu thuật trước khi ký.
  • Giải quyết các nhu cầu cá nhân và vệ sinh vùng mặt theo hướng dẫn.

Bác sĩ xem xét lại hồ sơ bệnh án, đo mạch, huyết áp, và kiểm tra tình trạng sức khỏe để đảm bảo bệnh nhân đủ điều kiện phẫu thuật.

cac-phuong-phap-mo-duc-thuy-tinh-the-hien-nay 3.jpg
Bác sĩ xem xét và kiểm tra tình trạng sức khỏe bệnh nhân

Điều trị bệnh ký khác (nếu có):

Nếu bệnh nhân có các vấn đề sức khỏe như cao huyết áp, bệnh tim mạch, hoặc tiểu đường, bác sĩ có thể đề xuất điều trị và kiểm soát ổn định tình trạng trước khi tiến hành phẫu thuật đục thủy tinh thể.

Kiểm tra sức khỏe và chuẩn bị kỹ lưỡng trước phẫu thuật giúp đảm bảo sự thuận lợi và an toàn cho bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật.

Quy trình mổ đục thủy tinh thể

Thăm khám và tư vấn trước khi phẫu thuật:

Một tuần trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra siêu âm để đo kích thước và hình dạng mắt của bệnh nhân, giúp xác định loại thấu kính phù hợp (ống kính nội nhãn hoặc IOL). Bác sĩ sẽ tư vấn về lựa chọn thấu kính, chi phí, và giải đáp mọi thắc mắc về rủi ro tiềm ẩn.

Quy trình mổ đục thủy tinh thể:

  • Bác sĩ bắt đầu bằng việc nhỏ thuốc nhỏ mắt để làm giãn đồng tử.
  • Gây tê cục bộ và tiêm thuốc an thần để giảm đau và tạo cảm giác thoải mái cho bệnh nhân.
  • Trong quá trình phẫu thuật, các chất vẩn đục được loại bỏ và thủy tinh thể nhân tạo được cấy vào.
  • Phẫu thuật thường kéo dài khoảng 10 - 15 phút, sau đó bệnh nhân ở lại một thời gian để bác sĩ theo dõi trước khi ra về.

Chăm sóc và theo dõi sau phẫu thuật:

  • Bác sĩ kê đơn thuốc nhỏ mắt và có thể tiêm thuốc trực tiếp vào mắt để ngăn nhiễm trùng và kiểm soát nhãn áp.
  • Bệnh nhân sẽ đeo miếng che mắt và tấm chắn bảo vệ khi ngủ trong vài ngày.
  • Sau phẫu thuật, thị lực sẽ cải thiện trong vài ngày và bệnh nhân ban đầu sẽ cảm thấy mắt mờ sau đó rõ dần theo thời gian.
  • Cần nghỉ ngơi và hạn chế tác động lực lên mắt để tránh tổn thương.
  • Bác sĩ sẽ đánh giá quá trình lành vết thương và hồi phục của mắt, kiểm tra có biến chứng hay không qua các lần tái khám.
  • Bệnh nhân cần tái khám 1 - 2 ngày sau phẫu thuật và tiếp tục theo dõi sau 1 tuần và 1 tháng để đảm bảo quá trình lành vết thương.

Chăm sóc tại nhà:

  • Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách tự chăm sóc tại nhà, và bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn tham gia lại các hoạt động hàng ngày như lái xe, bơi, trang điểm mắt, hoặc nâng vật nặng.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và tránh để nước, dầu gội, hoặc xà phòng dính vào mắt.
  • Đeo kính râm khi ra ngoài và tuân thủ các hướng dẫn khác của bác sĩ để đảm bảo hồi phục tốt nhất.

Trên đây là những thông tin cơ bản về các phương pháp mổ đục thủy tinh thể hiện nay, hy vọng nó sẽ hữu ích cho bạn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm