Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thụ tinh ống nghiệm (IVF) là một phương pháp điều trị vô sinh, hiếm muộn hiện đại và hiệu quả hàng đầu hiện nay. Phương pháp này đang ngày càng trở nên phổ biến, mang tới cơ hội có con cái cho rất nhiều cặp vợ chồng. Vậy thụ tinh ống nghiệm là như thế nào? Các xét nghiệm trước khi làm IVF là gì và quy trình IVF ra sao?
Thụ tinh ống nghiệm (IVF) là một kỹ thuật giúp cho rất nhiều gia đình hiếm muộn có con. Tuy nhiên, để thực hiện IVF thành công sẽ cần nhiều yếu tố.
Thụ tinh ống nghiệm được đánh giá là một trong những phương pháp hỗ trợ sinh sản tốt nhất. Đây là kỹ thuật điều trị vô sinh, hiếm muộn đang được nhiều người áp dụng hiện nay.
Với phương pháp này, tinh trùng của chồng cùng với trứng của vợ sẽ được lấy để thụ tinh trong phòng labo (phòng thí nghiệm), nhằm tạo thành phôi thai. Khi đã nuôi cấy thành công bên ngoài, phôi này được đưa vào cơ thể của người vợ để từ đó phát triển thành thai nhi.
Thụ tinh ống nghiệm thường được biết đến là hỗ trợ rất hiệu quả cho những cặp vợ chồng có người vợ bị tắc ống dẫn trứng. Đồng thời còn phù hợp với nhiều trường hợp như:
Tỷ lệ thành công của thụ tinh ống nghiệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến như tuổi của người phụ nữ, nguyên nhân vô sinh, chất lượng trứng và tinh trùng.
Để thụ tinh ống nghiệm thành công, các cặp vợ chồng sẽ được bác sĩ thực hiện những xét nghiệm trước khi làm IVF. Các xét nghiệm này đa số là kiểm tra về chức năng cơ thể, xem xét có mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hay không và thăm dò các chức năng về nội tiết. Trong đó:
Đối với người vợ:
Đối với người chồng:
Bên cạnh đó, còn có thể thực hiện các xét nghiệm khác như sàng lọc ung thư cổ tử cung, sàng lọc ung thư vú, xét nghiệm huyết học, xét nghiệm miễn dịch, xét nghiệm di truyền.
Bước 1: Kích thích buồng trứng
Ở bước này, người vợ sẽ được tiêm hoặc cho uống thuốc giúp kích thích buồng trứng nếu tình trạng sức khỏe thuận lợi. Thường kéo dài từ khoảng 9 - 11 ngày.
Trong thời gian kích trứng, người vợ cần được theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe. Đồng thời, sử dụng thuốc đúng theo liều lượng chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng, tăng liều hoặc bỏ liều.
Bên cạnh đó sẽ đến xét nghiệm máu và siêu âm theo lịch hẹn từ bác sĩ để giúp theo dõi quá trình phát triển của nang noãn. Từ đó bác sĩ có các hướng dẫn về lượng thuốc phù hợp theo từng người.
Khi nang noãn đã đạt kích thước yêu cầu, bác sĩ sẽ tiêm mũi thuốc cuối cùng vào người vợ để kích thích trứng trưởng thành.
Bước 2: Chọc hút trứng
Từ khoảng 36 - 40 giờ sau tiêm xong, người vợ nhịn đói vào buổi sáng, sau đó đến bệnh viện để được bác sĩ chọc hút lấy trứng. Quá trình này sẽ được gây mê, do đó sẽ không cảm thấy quá đau đớn hay khó chịu. Khi thực hiện xong, người vợ tiếp tục ở lại bệnh viện từ 2 - 3 giờ để bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe.
Trứng sau khi hút xong sẽ được kiểm tra và tách dưới kính hiển vi. Cùng lúc này, bác sĩ cũng tiến hành lấy tinh trùng từ người chồng để thực hiện IVF.
Bước 3: Tiến hành thụ tinh và chuyển phôi
Trứng được chọc hút ra sẽ cùng với tinh trùng của chồng chuyển đến phòng labo để thực hiện thụ tinh trong môi trường ống nghiệm.
Phôi sau khi nuôi cấy bên ngoài từ khoảng 2 - 5 ngày sẽ được chuyển vào cơ thể người vợ (chuyển phôi tươi), số phôi còn lại được trữ đông. Tuy nhiên, để chuyển phôi thì cần đảm bảo về việc đủ độ dày niêm mạc tử cung, thuận lợi cho quá trình làm tổ và phát triển của phôi khi đặt vào buồng tử cung.
Khi chuyển phôi xong, người vợ ở lại bệnh viện theo dõi tình hình sức khỏe từ 1 - 2 giờ. Sau đó, tiếp tục sử dụng các loại thuốc nội tiết và thực hiện chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi theo hướng dẫn từ bác sĩ.
Bước 4: Thử thai
Khoảng 2 tuần sau khi chuyển phôi, người vợ đến lại bệnh viện để làm xét nghiệm beta HCG. Nếu lúc này, người vợ có nồng độ beta HCG lớn hơn 25IU/I là có thai. Mức nồng độ này sẽ còn phụ thuộc vào từng người cũng như số lượng phôi làm tổ sau khi chuyển phôi.
Nếu trong vòng 2 ngày sau, nồng độ này tăng gấp rưỡi trở lên thì có nghĩa là bào thai đang phát triển, người vợ sẽ tiếp tục dùng các loại thuốc dưỡng thai theo hướng dẫn từ bác sĩ. Đồng thời, đi siêu âm và khám túi thai, tim thai theo đúng lịch hẹn.
Trong trường hợp 2 ngày tiếp theo, nồng độ không tăng hoặc giảm đi thì sẽ tiếp tục theo dõi. Nếu nồng độ trở về âm tính (tức là nhỏ hơn 5IU/I) thì có khả năng cao là sảy thai. Lúc này, nếu còn phôi trữ thì người vợ có thể tiếp tục thực hiện chuyển phôi trữ vào tử cung ở các chu kỳ tiếp theo theo hướng dẫn từ bác sĩ.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích với bạn. Từ đó giúp bạn hiểu hơn về thụ tinh ống nghiệm, các xét nghiệm trước khi làm IVF và quy trình thực hiện của phương pháp này. Chúc các bạn thực hiện thành công và có một thai kỳ khỏe mạnh.
Xem thêm: Làm IVF ở đâu tốt nhất? 3 địa chỉ hàng đầu ở TPHCM
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.