Măng tươi là một trong những thực phẩm quen thuộc của người Việt Nam. Không chỉ quá trình sơ chế và cách bảo quản măng tươi cũng rất quan trọng, không chỉ ảnh hưởng đến hương vị của món ăn mà còn là sức khỏe của người sử dụng.
Ăn măng tươi có tốt không?
Rất nhiều lời truyền miệng rằng ăn măng tươi nhiều sẽ có hại đối với sức khỏe, đặc biệt là hại máu. Vậy lời đồn này có thực sự đúng? Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho hay, măng tươi khi ăn đủ liều lượng khuyến cáo cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
- Giảm cân: Trong măng tươi có chứa hàm lượng chất xơ cao, hỗ trợ hạn chế hấp thụ chất béo vào cơ thể nên có hiệu quả trong việc giảm cân. Thêm măng tươi vào chế độ ăn còn giúp bạn no lâu hơn, tránh các bữa ăn vặt đấy.
- Hạn chế cholesterol: Lượng chất xơ dồi dào có trong măng tươi cũng hỗ trợ ngăn ngừa hấp thụ cholesterol vào máu, làm giảm mỡ trong máu, ngăn ngừa nhiều bệnh lý như xơ vữa động mạch, máu nhiễm mỡ,...
Măng tươi giàu chất xơ và ít calo, thích hợp cho người đang giảm cân
- Tốt cho tim mạch: Khả năng hạn chế cholesterol của măng tươi cũng rất có lợi cho hệ thống tim mạch, hỗ trợ phòng chống bệnh tim mạch do chứa nhiều khoáng chất kali và magne. Đây đều là những chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn động mạch,...
- Phòng chống bệnh ung thư: Theo một nghiên cứu nổi tiếng cho hay, trong măng tươi, măng tươi rất dồi dào hàm lượng chất chống oxy hóa tự nhiên. Nguồn dinh dưỡng này hạn chế sự hình thành và phát triển các tế bào ung thư, ngăn chặn ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung,...
- Tăng cường hệ thống miễn dịch tự nhiên: Thành phần dinh dưỡng của măng tươi có chứa các vitamin như vitamin A, E, C có tác dụng hỗ trợ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Chống viêm: Đối với những người đang có vết thương hở hoặc bị viêm nhiễm rất thích hợp dùng măng tươi để chống viêm. Đặc tính này sẽ giúp vết thương mau lành hơn, giảm khả năng vết thương bị nhiễm trùng.
- Kiểm soát tốt cân nặng: Lượng calo trong măng tươi rất thấp, có thể bổ sung vào bữa ăn để kiểm soát cân nặng, giảm lượng calo nạp vào cơ thể.
- Hỗ trợ bệnh về đường hô hấp: Nhờ có đặc tính chống viêm mà ăn măng tươi rất có lợi cho vấn đề hô hấp như hen suyễn, khó thở, viêm phế quản,...
- Có lợi cho người bệnh dạ dày: Măng tre tươi giàu chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa trơn tru hơn, giảm triệu chứng táo bón.
Cách bảo quản măng tươi lâu dài không bị chua
Một trong những vấn đề quan trọng khi bảo quản măng tươi là măng bị chua. Đây là hiện tượng bình thường khi để măng lâu không sử dụng nhưng bạn hoàn toàn có thể hạn chế nhờ những cách bảo quản măng tươi dưới đây.
Cách bảo quản măng tươi trong tủ lạnh
Măng tươi rất ngon, có thể làm được nhiều món ăn nên nhiều người khi đến mùa măng sẽ mua nhiều để tích trữ. Cách bảo quản măng tươi trong tủ lạnh rất hiệu quả là bởi ở nhiệt độ thấp, vi khuẩn, nấm khó phát triển, tránh ảnh hưởng đến hương vị của măng. Bạn cần thực hiện:
- Măng mua về bạn đem bóc sạch lớp vỏ bên ngoài;
- Để măng tươi vào túi zip, đóng chặt miệng túi để không cho không khí lọt vào;
- Bảo quản túi măng tươi trong tủ lạnh ở ngăn mát và sử dụng trong 3 - 5 ngày sắp tới.
Cùng cách làm này, nếu bạn để măng tươi trên ngăn đá có thể bảo quản lâu hơn, thường là 1 tuần. Tuy nhiên, măng tươi để trên ngăn đông rã đông sẽ mất đi vị giòn tự nhiên, thích hợp với những món canh hầm hơn là xào, nấu.
Cách bảo quản măng tươi trong tủ lạnh giúp măng luôn tươi giòn
Cách bảo quản măng tươi không cần tủ lạnh
Nếu tủ lạnh nhà bạn đang “quá tải” nhưng vẫn muốn tìm cách bảo quản măng tươi hiệu quả thì hãy làm theo hướng dẫn dưới đây:
- Măng tươi mua về bạn để nguyên vỏ, để ráo nếu măng bị ướt;
- Lót một lớp vải dưới sàn nhà và xếp những cây măng tươi lên để bảo quản;
- Nên để măng tươi ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, hạn chế độ ẩm và không để măng bị ướt;
- Khi cần sử dụng, bạn lấy măng tươi ra bóc vỏ, sơ chế và nấu món ăn theo ý thích. Cách làm này có thể giữ măng tươi ngon trong 3 - 4 ngày.
Cách bảo quản măng tươi bằng cách sơ chế
Sơ chế măng tươi rồi đem bảo quản sẽ giúp măng ăn được rất lâu, luôn sẵn sàng để chế biến, tiện lợi và nhanh chóng. Cách sơ chế măng tươi để bảo quản như sau:
- Măng tươi bạn bóc sạch lớp vỏ bên ngoài, cắt bỏ đi những phần măng bị già và rửa sạch dưới vòi nước mát, ngâm nước muối loãng trong 20 - 30 phút để sạch.
- Bắc nồi nước lên bếp, cho nước ngập măng, thêm chút muối và bắt đầu luộc trong ít nhất 30 phút, tùy vào kích thước cây măng tươi, giúp măng loại bỏ vị đắng tự nhiên.
- Bạn vớt măng ra, xả lại với nước lạnh và để ráo.
- Cho măng vào hộp, đậy kín nắp và bảo quản trong tủ lạnh sẽ ăn được 7 - 8 ngày mà vẫn tươi ngon, không bị chua, không bị đắng.
Trường hợp nào không nên ăn măng tươi?
Tuy có lợi cho sức khỏe với hàm lượng chất xơ và dinh dưỡng tương đối cao nhưng những đối tượng sau đây không nên ăn quá nhiều măng tươi:
- Phụ nữ mang thai: Không chỉ măng khô mà măng tươi cũng không thích hợp với bà bầu bởi trong thực phẩm này có chứa nhiều chất khi vào đến dạ dày sinh ra chất độc và được đào thải ra ngoài bằng nhiều cách. Rất nhiều mẹ bầu đã bị ngộ độc măng do thời điểm mang bầu là lúc cơ thể nhạy cảm nhất.
Bà bầu không nên ăn thường xuyên những món chế biến từ măng tươi
- Người bị bệnh về thận: Trong măng tươi có chứa hàm lượng canxi khá cao, khi ăn nhiều có thể hại thận, đặc biệt là với những người bị sỏi thận.
- Người bị đau dạ dày: Một số chất trong măng tươi khi vào dạ dày sẽ chuyển hóa thành dạng axit độc, có thể làm nghiêm trọng hơn triệu chứng đau dạ dày.
- Người bị gout không nên ăn măng: Măng tươi có khả năng thúc đẩy tổng hợp acid uric trong máu, ảnh hưởng xấu đến những người mắc bệnh gout.
Trên đây là những cách bảo quản măng tươi hiệu quả nhất mà Nhà thuốc Long Châu tổng hợp và muốn chia sẻ đến quý bạn đọc. Sau khi ăn măng tươi, nếu bạn nhận thấy cơ thể có bất cứ khó chịu, phản ứng lạ nào thì cần đến bệnh viện gần nhất, tránh phản ứng ngộ độc nặng hơn ảnh hưởng sức khỏe.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp