Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tai nạn trong cuộc sống hàng ngày dẫn đến sự cố bật móng chân hay móng tay không phải là tình huống quá xa lạ. Tuy nhiên, để xử lý an toàn tại nhà bạn cũng cần lưu ý đến một số cách chăm sóc móng chân bị bật dưới đây.
Trong cuộc sống thường ngày, không ít đôi lần bạn vô tình bất cẩn và khiến cho móng chân bị tổn thương hay bị bật ra bên ngoài. Nhiều người thường lúng túng vì không biết nên xử trí ra sao khi gặp tình trạng này. Hãy cùng theo dõi bài viết hướng dẫn cách chăm sóc móng chân bị bật dưới đây để tìm hiểu cách chăm sóc móng an toàn, không gây đau nhức ngay tại nhà.
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị bật móng chân như bị vật nặng rơi trúng, bị vấp ngã khi di chuyển, chạy nhảy không mang giày... Dù với nguyên nhân gì, bật móng chân đều sẽ mang lại những cơn đau dài khó chịu.
Vậy khi bị bật móng chân nên làm gì? Cách chăm sóc móng chân bị bật thế nào cho hiệu quả và mau lành?
Trong trường hợp tổn thương mức độ nhẹ như bầm dập, trầy xước bạn chỉ cần sát trùng và thoa kem nghệ hay các loại kem liền sẹo để da liền nhanh và không để lại thâm. Nhưng nếu trong tình huống bạn bị bật cả móng chân, hãy ghi nhớ 2 điều này để tự mình sơ cứu:
Nếu đã thực hiện sơ cứu mà không có dấu hiệu giảm đau nhức, bạn nên đến cơ sở y tế để được xử trí, chữa trị.
Có những cách chăm sóc móng chân bị bật nào? Sau khi sát trùng vết thương thì vết thương sẽ khô lại, móng chân bị tổn thương khiến nhiều người gặp khó khăn trong sinh hoạt. Lúc này bạn có thể cắt đi phần móng chân bị hư bằng các bước như sau:
Bật móng chân cũng được xem là một dạng vết thương hở, nếu không có chế độ ăn uống đúng cách thì móng chân sẽ lâu lành và gây ảnh hưởng đến việc đi lại.
Một số thực phẩm nên tránh:
Một số thực phẩm tốt trong quá trình chăm sóc móng:
Tham khảo các cách chăm sóc móng chân bị bật, nhiều người thắc mắc làm gì khi móng chân mưng mủ lâu lành. Khi móng chân bị mưng mủ sau 3 - 5 ngày kể từ lúc xảy ra sự cố, đầu tiên bạn nên cắt bỏ phần móng bị bật, nặn mủ rồi rửa sạch chỗ nhiễm trùng bên dưới lớp móng bị hư đó.
Sau đó, bạn hãy thực hiện thay băng mỗi ngày thì tình trạng của vết thương ở móng sẽ nhanh lành và thay móng mới. Nếu thấy vết thương nặng và gây ra đau nhức khó chịu, bạn có thể uống các loại thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu trường hợp bật móng chân mà ngón mang móng vẫn được giữ lại thì một thời gian móng chân bị bật sẽ dần dần mọc lại. Tuy nhiên, nếu đốt ngón chân mang móng bị mất thì không có cách nào để móng mọc lại.
Trường hợp mất móng do nấm thì cần điều trị hết nguyên nhân gây tổn thương thì móng mới mọc lại được.
Mỗi ngày móng tay phát triển khoảng từ 0.1mm, còn đối với móng chân thì chậm hơn. Vì thế, tùy từng độ tổn thương mà mức độ phục hồi sẽ diễn ra khác nhau.
Nếu móng tổn thương toàn bộ thì sau thời gian bong tróc, móng mới bắt đầu phát triển từ góc móng dần dần với tốc độ 0.1mm/ngày. Như vậy sau khoảng từ 6 – 9 tháng móng sẽ trở lại bình thường như lúc ban đầu, nhưng nếu móng có nhiễm trùng thì thời gian móng mọc sẽ lâu hơn.
Tình trạng bong móng chân là điều không ai muốn và chỉ xảy ra một cách tình cờ. Hy vọng những thông tin về các cách chăm sóc móng bị bật trên đây đã giúp bạn biết được xử lý móng chân bị bật hiệu quả. Từ đó nhanh chóng xử lý tình huống bất ngờ xảy ra với bản thân cũng như những người xung quanh.
Cẩm Ly
Nguồn: Sức khỏe & Đời sống
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.