Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chạy bộ là bộ môn thể thao rất dễ thực hiện nhưng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: Tăng sự dẻo dai của cơ thể, giúp kiểm soát cân nặng, giảm căng thẳng cũng như phòng ngừa được những bệnh về tim mạch khác.
Chạy bộ là môn thể thao dễ tập luyện, phù hợp với mọi đối tượng. Chạy bộ không chỉ giúp rèn luyện sức khỏe mà còn mang lại rất nhiều ích lợi khác cho cơ thể. Tuy nhiên, những người mới xây dựng thói quen chạy bộ thường gặp tình trạng đau bụng gây ra không ít sự lo lắng. Đau bụng khi chạy bộ hoàn toàn có thể cải thiện bởi đây chỉ là hiện tượng nhất thời xảy ra.
Tình trạng đau bụng khi chạy bộ còn có thể xảy ra do một số yếu tố khác nhau gây ra. Khi bạn chạy bộ, cơ thể lúc này sẽ bắt đầu vận động, các cơ quan trên cơ thể đồng thời cũng hoạt động theo cường độ chạy của bạn. Vậy có cách nào để hạn chế hoặc cải thiện tình trạng chạy bộ bị đau bụng không? Hãy cùng theo dõi bài viết này của chúng tôi nhé!
Những người mới bắt đầu với việc chạy bộ rất dễ gặp phải tình trạng đau bụng. Tình trạng này được mô tả tương tự như đang bị chuột rút cơ bắp hoặc thậm chí có thể đau nhiều hơn so với chuột rút. Đối với những mới bắt đầu chạy bộ, việc chạy càng nhanh hoặc chạy với cường độ cao cũng càng dễ bị đau bụng nhiều hơn. Do đó, tùy vào từng đối tượng và phương thức chạy bộ mà mức độ đau bụng sẽ có sự khác nhau.
Khi chạy bộ, các cơ hoặc hệ cơ bên dưới lớp mỡ bụng phải vận động quá sức đột ngột và co bóp với tốc độ mạnh mẽ. Điều đó khiến cho bạn cảm thấy rất đau ở vùng bụng dưới. Tuy nhiên, tình trạng này thường sẽ tự biến mất khi bạn ngừng chạy bộ một khoảng thời gian ngắn.
Nguyên nhân chủ yếu gây đau bụng khi chạy bộ phần lớn là do chạy sai tư thế dẫn đến đau bụng. Không những thế, vấn đề về dinh dưỡng cũng có thể gây đau bụng ở phần lớn người chạy bộ. Nếu người luyện tập uống quá nhiều nước hoặc ăn quá no trước khi chạy bộ… cũng có thể gặp phải tình trạng đau bụng khi chạy bộ.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, có đến hơn 70% số người chạy bộ với cường độ cao sẽ gặp phải tình trạng đau bụng khi chạy bộ. Đây cũng là tình trạng thường gặp ở những vận động viên chạy điền kinh. Ở vận động viên điền kinh chuyên nghiệp thì nguyên nhân gây đau bụng là do chạy với cường độ quá cao. Còn ở người bình thường, nguyên nhân gây đau bụng thường là do chạy bộ chưa đúng cách. Vậy, bạn có biết cách chạy bộ đúng cách giúp không bị đau bụng chưa?
Đau bụng khi chạy bộ xảy ra do nhiều nguyên nhân bắt nguồn từ quá trình luyện tập. Người chạy bộ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và huấn luyện viên để có sự lựa chọn thời gian chạy bộ, kỹ thuật chạy bộ đúng đắn. Từ đó, giúp nâng cao hiệu quả của việc chạy bộ, giảm nguy cơ bị đau bụng hiệu quả.
Việc làm chủ hơi thở rất quan trọng trong chạy bộ vì nó quyết định bạn có thể chạy được bao xa, chạy được bao lâu và việc bạn có bị đau hông hoặc đau bụng hay không. Khi hít sâu vào, bạn nên giữ hơi thở ở vùng rốn, bụng sẽ to ra sau đó thở ra, bụng xẹp lại. Khi tập lâu dài, bạn sẽ hình thành thói quen hít thở này, đồng thời giúp bạn tự làm chủ năng lượng của bản thân, không cảm thấy đau bụng khi chạy bộ nữa. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế việc thở gấp, thở ngắn hoặc thở nông… vì có thể xảy ra tình trạng đau bụng.
Để việc chạy bộ ít mất sức hơn bạn cần lưu ý những điều sau:
Khởi động trước khi chạy bộ giúp bạn hạn chế nguy cơ xảy ra chấn thương hiệu quả. Đối với việc hạn chế đau bụng khi chạy bộ, bạn cần chú ý khởi động kỹ phần hông và bụng nhằm đem lại hiệu quả như: Vặn mình đều hai bên, xoay đều phần hông…
Việc chạy bộ đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe về lâu dài. Để duy trì việc chạy bộ cũng như giúp cho những cơn đau bụng không xuất hiện, bạn có thể áp dụng những lưu ý trên. Bên cạnh đó, việc thăm gia vào các câu lạc bộ những người yêu thích chạy bộ cũng là một ý tưởng tuyệt vời bởi khi đó, bạn có những người bạn cùng chung sở thích, nâng cao và trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ và giúp đỡ nhau để hoàn thiện bộ môn thể thao hữu ích này.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.