Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vớ y khoa giãn tĩnh mạch là một trong những trợ thủ đắc lực không thể thiếu của người bệnh này. Rất nhiều bệnh nhân đã điều trị và phục hồi thành công sau khi kết hợp với sử dụng vớ y khoa. Cùng tìm hiểu cách chọn mua vớ y khoa giãn tĩnh mạch hiệu quả qua bài viết dưới đây.
Vớ y khoa giãn tĩnh mạch chân được đan dệt bằng các kỹ thuật đặc biệt có tạo lực tác động lên từng đoạn của chi dưới phù hợp với cấu tạo của chân: chặt hơn ở gần cổ chân và lỏng dần khi đi lên cao, luôn ôm lấy chân và giúp đẩy máu theo các tĩnh mạch chân đi lên tim.
Vớ y khoa là một loại vớ đặc biệt chuyên được sử dụng trong y tế, tùy theo mục đích sử dụng mà có thể mang vớ từ chân đến đùi hoặc đầu gối. Nguyên lý hoạt động của vớ y khoa là giúp tạo áp lực cao ở bàn chân và giảm dần khi lên trên. Vớ y khoa được sản xuất nhằm mục đích phục vụ và hỗ trợ điều trị cho chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Vớ y khoa được làm bằng các chất liệu có tính đàn hồi mạnh giúp ôm chặt bàn chân, áp lực vớ tăng dần dọc theo chiều dài chân ít chặt hơn ở gối và cao nhất ở cổ chân. Áp lực của vớ có từng mức, điều này cho phép vớ ép đều đặn lên cơ cẳng chân, từ đó giúp đưa máu về tim giảm lượng máu chảy ngược xuống bàn chân, giảm sưng phù bàn chân và ngăn hình thành cục máu đông.
Bệnh nhân suy tĩnh mạch gần bàn chân nên chọn vớ dạng gối bít ngón hoặc hở ngón, ở vị trí qua gối thì chọn vớ đùi.
Tùy tình trạng bệnh mà người dùng chọn vớ dạng đùi hay gối, loại bít ngón hay hở ngón. Nếu bị ở khu vực gần bàn chân và mắt cá chân nên chọn vớ ý khoa giãn tĩnh mạch điều trị dạng gối bít, bị qua gối nên chọn vớ đùi. Nếu muốn chất liệu vớ mềm mại, thoáng khí và mỏng có thể chọn dòng vớ điều trị suy tĩnh mạch dạng gối có chất liệu từ các vi sợi tổng hợp, mềm mịn.
Bệnh nhân nên mang vớ vào mỗi buổi sáng và sinh hoạt bình thường. Sau mỗi 3 tiếng, nên tháo ra khoảng một tiếng để chân được thoải mái, máu có thể di chuyển dễ dàng xuống chân. Khi đi ngủ nên cởi vớ ra bởi khi ngủ, trọng lực trải đều cơ thể, mang vớ sẽ siết chặt chân, cản trở máu di chuyển, gây tê nhức, tím tái chân.
Tùy vào từng nhu cầu sử dụng mà bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân của mình nên chọn những loại vớ y khoa giãn tĩnh mạch như thế nào cho hợp. \
Thường vớ y khoa được chia làm 3 loại chính là:
Chọn vớ y khoa đúng size là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng vớ ép y khoa.
Do bệnh tĩnh mạch tiến triển rất chậm, triệu chứng ban đầu còn nhẹ, dần dần sẽ kéo dài qua nhiều tháng, nhiều năm nên có thể bệnh nhân “thích nghi” dần với nó. Cảm giác khó chịu có thể chỉ xuất hiện khi bệnh đã nặng hay thậm chí bệnh nhân chỉ đi khám bệnh vì lý do thẩm mỹ.
Nếu chỉ uống thuốc khi bệnh còn nhẹ thì có thể làm giảm cảm giác khó chịu nặng chân, mỏi chân… nhưng bệnh vẫn tiếp tục nặng thêm, khi đó việc uống thuốc không có tác dụng nữa do tĩnh mạch đã bị dãn ngày một nặng hơn chứ không phải là do lờn thuốc.
Do đó nên mang vớ y khoa giãn tĩnh mạch ngay từ giai đoạn nhẹ của bệnh để làm giảm đáng kể và nhanh chóng những than phiền của bạn. Một số loại vớ y khoa giãn tĩnh mạch có cả tác dụng ngăn chặn tiến triển xa hơn của bệnh. Do làm khép van tĩnh mạch bằng một lực cơ học - điều mà thuốc không có tác dụng này. Khi van tĩnh mạch đã được khép lại (nhờ mang vớ) nhờ đó thuốc sẽ phát huy tác dụng của nó.
Nên sử dụng vớ loại Class 1 trong lần đầu nếu bệnh không quá nặng để làm quen dần với áp lực vớ tạo ra. Đối với những người thường xuyên ra mồ hôi có thể sử dụng một ít loại lotion kiểm soát mồ hôi bôi vào chân rồi mới sử dụng vớ để ngăn ngừa mùi hôi và cảm giác khó chịu. Theo quy trình 6 tháng nên thay vớ mới một lần để đảm bảo hiệu quả của áp lực điều trị: có thể vớ vẫn còn sử dụng được, nhưng hiệu quả điều trị hay phòng ngừa đã giảm nhiều. Nên đo lại chân để chọn size vớ chính xác hơn.
Thanh Hoa
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.