Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng xuất hiện mủ sau khi bấm khuyên tai những năm gần đây trở nên rất phổ biến. Vậy có những cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ nào hiệu quả và nhanh chóng? Hãy cùng khám phá qua bài viết bên dưới nhé!
Xã hội phát triển, nhu cầu về thẩm mỹ và thời trang ngày các tăng cao nên không khó tránh khỏi những rủi ro trong suốt quá trình! Hiện tượng bị mưng mủ sau khi bấm khuyên tai cũng nằm trong số đó.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến vết bấm của tai bị mưng mủ, sưng tây và gây cảm giác đau đớn cho bạn có thể kể đến như:
Nhiều người thường hay tháo ngay khuyên tai khi phát hiện các dấu hiệu vết thương bị sưng tấy và bắt đầu mưng mủ. Tuy nhiên, hành động này có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến vết thương và gây thêm các thương tổn khiến bạn phải chịu đựng thêm nhiều cơn đau dai dẳng. Nên đặc biệt lưu ý chỉ được phép tháo khuyên trong trường hợp này khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bên cạnh đó, các thao tác làm di chuyển vị trí khuyên tai cũng nên được hạn chế hết mức có thể. Xoay, vặn khuyên tai sẽ làm trầy, xước và khiến vết thương mở miệng trong quá trình lành lại. Hậu quả là các áp xe rất dễ hình thành và để lại biến chứng nghiêm trọng.
Khi tai bị mưng mủ, chảy mủ, bạn không nên để im vì sẽ tạo ra một môi trường khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển tốt. Thay vào đó, hãy dùng tăm bông hoặc loại khăn mềm để lau nhẹ nhàng vết mủ xung quanh vùng tai. Bạn nên đặc biệt lưu ý thay tăm bông và khăn cho hai bên tai khác nhau, vì có thể làm lây lan nguồn vi khuẩn từ tai này sang tai kia.
Tuyệt đối không dùng lực hay bất cứ tác động vật lý nào vào vết thương để làm bong tróc vảy. Hành vi này có thể khiến bạn gia tăng nguy cơ nhiễm trùng máu rất cao.
Một trong những cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ chính là sử dụng dung dịch muối sinh lý để vệ sinh cho vết bấm. Bạn không nên tự ý pha nước muối để vệ sinh vì sẽ không thể tự điều chỉnh hợp lí liều lượng muối và nước.
Dùng bông gòn hoặc gạc vô trùng nhúng vào nước muối sinh lý và bắt đầu vệ sinh nhẹ nhàng vết bấm khuyên. Không được chà xát hay nhấn mạnh khiến vết bấm chịu thêm nhiều thương tổn. Vệ sinh 3 lần mỗi ngày để đảm bảo vết bấm luôn trong trạng thái sạch sẽ.
Khi các triệu chứng đau xuất hiện với tần suất dày khiến bạn không thể chịu nỗi, hãy nhanh trí sử dụng gạc thấm nước ấm để chườm vào vết thương. Thao tác này sẽ giúp bạn giảm đau đáng kể. Nhưng nên nhớ sử dụng nước ở nhiệt độ quá cao sẽ gây phản tác dụng đấy nhé!
Sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương cũng là cách bấm lỗ tai bị mưng mủ nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên được sự đồng ý và kê toa từ bác sĩ chỉ định để không xảy ra những rủi ro ngoài ý muốn.
Cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ cho bé cũng như các đối tượng khác tốt nhất vẫn là đi thăm khám ở cơ sở y tế uy tín. Bác sĩ sẽ cho bạn biết tình trạng có quá nghiêm trọng và lên lộ trình hỗ trợ điều trị nếu có. Tuy các phương pháp điều trị là không giống nhau nhưng bạn cứ yên tâm rằng các triệu chứng sẽ nhanh chóng thuyên giảm và vết bấm sẽ được phục hồi lành lặn.
Hiện nay, có rất nhiều cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ nhưng điều quan trọng mà bạn cần chính là thói quen sinh hoạt, vệ sinh vết bấm đúng cách để hỗ trợ quá trình điều trị một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Khánh Vy
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.