Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Nhiễm trùng vết mổ là một trong những nhiễm trùng bệnh viện thường gặp. Tình trạng nhiễm trùng vết mổ sẽ khiến kéo dài thời gian bệnh tật của người bệnh và thường thì sẽ phải nhập viện từ 1 tuần đến 10 ngày để điều trị. Việc sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương sẽ hạn chế tình trạng này.
Cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này là sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương. Đây là thuốc kháng sinh dự phòng chỉ được sử dụng khi có chỉ định và chọn lọc nó dựa vào hiệu quả kháng lại những bệnh nguyên thường gặp. Theo khuyến cáo đã ban hành, cần phải sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật khi xem xét là phẫu thuật sạch hay sạch - nhiễm. Nếu sử dụng kháng sinh dự phòng thì không được sử dụng kéo dài sau phẫu thuật nhưng nếu dùng với mục đích điều trị thì cần phải tiếp tục.
Sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương
Đối với những trường hợp không sử dụng thuốc kháng sinh dự phòng hoặc sử dụng kháng sinh dự phòng thất bại thì cần phải được chẩn đoán sớm để bắt đầu điều trị. Dấu hiệu đau sau phẫu thuật là dấu hiệu được mong đợi, nhưng dấu hiệu này không chỉ thể hiện một tình trạng nhiễm khuẩn. Triệu chứng sốt trong khoảng nhiệt độ từ 35.5 độ C đến 40 độ C thường xuất hiện sớm sau phẫu thuật.
Ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương thì để tránh bị nhiễm trùng sau sinh, người bệnh cần phải thực hiện một số bước sau:
Sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương - kháng sinh dự phòng là biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng vết thương. Kháng sinh dự phòng chỉ được sử dụng khi có chỉ định và chọn lọc nó dựa vào hiệu quả kháng lại những bệnh nguyên thường gặp. Nhất là gây nhiễm trùng vết mổ theo từng phẫu thuật đặc biệt và dựa vào các khuyến cáo đã ban hành. Cần sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật khi xem xét là phẫu thuật sạch hay sạch - nhiễm. Và khi sử dụng kháng sinh dự phòng thì không được sử dụng kéo dài sau phẫu thuật, tuy nhiên nếu sử dụng với múc đích điều trị thì vẫn có thể tiếp tục.
Sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật
Kháng sinh dự phòng cần được cho trước lúc rạch da tức là khi vi khuẩn được đưa vào nơi mổ. Định thời gian liều khởi đầu của kháng sinh dự phòng cần phải thỏa mãn nồng độ diệt khuẩn của thuốc sẽ được xác lập khi đường rạch được tiến hành. Và để chắc chắn rằng sẽ có đủ nồng độ kháng sinh ở mô, khoảng thời gian xác định hiệu quả nhất là trong vòng hai giờ tốt nhất trong vòng 30 phút trước lần rạch đầu tiên.
Như vậy, kháng sinh dự phòng phải được nhóm gây mê trong khi chờ các phẫu thuật viên và chuẩn bị vùng da phẫu thuật. Và loại kháng sinh không được khuyến cáo sử dụng Vancomycin làm kháng sinh dự phòng.
- Trước khi mổ: Cửa buồng phẫu thuật phải luôn được đóng kín trong suốt thời gian phẫu thuật trừ khi phải vận chuyển thiết bị, dụng cụ hoặc khi ra vào buồng phẫu thuật. Nhân viên y tế cần phải mặc đồ bảo hộ và các thành viên trực tiếp tham gia phẫu thuật phải vệ sinh tay bằng dung dịch khử khuẩn. Tùy theo điều kiện của từng bệnh viện, có thể chọn một trong hai phương pháp:
- Chuẩn bị vùng da phẫu thuật: Dùng xà phòng khử khuẩn để làm sạch vùng da phẫu thuật thực hiện ở buồng chuẩn bị người bệnh phẫu thuật. Sát khuẩn vùng dự kiến rạch da bằng dung dịch chlorhexidine 2%, dung dịch chlorhexidine 0.5% pha trong cồn 70% hoặc dung dịch cồn iodine/iodophors. Để tránh tác dụng triệt tiêu do hoạt chất tích điện trái dấu cần phải sử dụng cùng một hoạt chất trong toàn bộ quá trình. Ví dụ: Nếu tắm bằng Chlorhexidine, thì cũng làm sạch da và sát khuẩn da bằng Chlorhexidine.
Thực hiện quá trình sát khuẩn vùng rạch da theo đường thẳng từ trên xuống dưới, từ nơi dự kiến rạch da ra hai bên hoặc theo vòng tròn từ trong ra ngoài. Vùng sát khuẩn da phải đủ rộng để có thể mở rộng vết mổ, tạo vết mổ mới hoặc đặt các ống dẫn lưu khi cần.
Dùng xà phòng khử khuẩn để làm sạch vùng da phẫu thuật
- Kỹ thuật mổ: Khi tiến hành phẫu thuật, thao tác cần phải nhẹ nhàng, duy trì cầm máu tốt, tránh làm đụng giập, thiểu dưỡng mô/tổ chức. Đồng thời, loại bỏ hết tổ chức chết, chất ngoại lai và các khoang chết trước khi đóng vết mổ. Áp dụng đóng vết mổ kỳ đầu muộn hoặc đóng kỳ hai ở phẫu thuật bị ô nhiễm nặng, có thể sử dụng chỉ khâu phẫu thuật kháng khuẩn để đóng da. Nếu phải dẫn lưu, cần sử dụng hệ thống dẫn lưu kín, không đặt ống dẫn lưu qua vết mổ.
Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về vấn đề này nhé!
Thủy Phan
Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...