Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà

Ngày 16/08/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh hay còn được gọi là lác sữa. Căn bệnh này thường gặp nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ bị chàm sữa thường hay ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc. Để điều trị chàm sữa hiệu quả thì hãy cùng tham khảo một số cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh dưới dây.

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là bệnh lý khiến da mặt bé bị tổn thương, nổi mụn nước, mẩn đỏ. Bệnh lý này khiến bé bị ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóa. Vậy để chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh thì làm thế nào? Hãy tham khảo một số cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh dưới đây. 

Nguyên nhân gây chàm sữa cho trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định rõ và chắc chắn. Nhưng bệnh thường gặp ở những trẻ có cơ địa bị dị ứng. Hoặc cha mẹ bé mắc các bệnh như hen suyễn, dị ứng thời tiết, dị ứng da,... thì em bé sinh ra cũng dễ mắc bệnh. Thông thường thì chàm sữa sẽ tự khỏi và giảm dần khi trẻ được hơn 1 tuổi. 

Nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữa liên quan đến sự phối hợp của hai yếu tố là cơ địa dị ứng và các chất gây dị ứng. Những chất gây dị ứng cho trẻ có thể xuất phát từ thay đổi trong quá trình chuyển hóa trong và ngoài cơ thể như: Khói bụi, nấm mốc, rối loạn tiêu hóa, thực phẩm, trẻ bị nhiễm khuẩn,...

Ngoài ra thì các yếu tố kích thích và làm chàm sữa ở trẻ sơ sinh nặng thêm gồm có: Thời tiết nóng ẩm, hanh khô, xà phòng tắm, thuốc tẩy, vải quần áo, khói thuốc lá,...

cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh tại nhà

Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định rõ và chắc chắn

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Chàm sữa ở trẻ nhỏ thường hay gặp ở những trẻ từ 6 tháng tuổi, xuất hiện ban đầu ở mặt, hai má và có thể lan ra toàn thân, tay, chân,... Lúc đầu, chàm sữa chỉ là những nốt mẩn đỏ, mụn nước nhỏ li ti gây nứt da, rịn nước, đóng vảy và sau đó bong tróc. 

Ở những vùng da trẻ bị chàm sữa khi chạm vào sẽ thấy thô ráp, có vảy nhỏ li ti, da khô và căng hơn bình thường. Các mảng da khô, mẩn đỏ hay xuất hiện ở mặt, các vùng da bị gập như: Cổ, cổ tay, sau đầu gối, mắt cá chân,...

Ngoài ra thì trẻ bị chàm sữa cũng có thể gặp thêm các dấu hiệu dị ứng của bệnh viêm mũi hoặc hen suyễn. Khi bị chàm sữa trẻ sẽ rất khó chịu, hay quấy khóc hơn, bú kém và ngủ không ngon giấc. 

Ở những vùng da bị chàm sẽ ngứa khiến trẻ bứt rứt và gãi liên tục. Điều này có thể làm mụn nước bị vỡ và gây chảy máu. Nếu như không giữ gìn vệ sinh tốt cho trẻ thì những vùng da bị tổn thương sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, gây khó khăn khi điều trị và để lại sẹo. 

Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh

Chàm sữa ở trẻ nhỏ thường hay gặp ở những trẻ từ 6 tháng tuổi

Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Để điều trị chàm sữa cho trẻ, bạn có thể tham khảo những cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh dưới đây: 

Điều chỉnh chế độ hợp lý

Mẹ nên tránh cho trẻ dùng các loại thực phẩm gây kích ứng hoặc lên men như hải sản, trứng, cà chua, đậu phộng,... Ngoài ra thì mẹ cũng nên duy trì cho bé bú sữa mẹ trong thời gian lâu nhất. Chỉ nên cho bé ăn thức ăn đa dạng khi được trên 6 tháng. 

Chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian

  • Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng lá ổi: Lá ổi khá lành tính và chứa nhiều thành phần sát khuẩn, chống viêm và cân bằng độ đàn hồi của da. Mẹ có thể dùng lá ổi để đun nước tắm cho bé cực hiệu quả. 
  • Chữa chàm sữa bằng lá trầu không: Lá trầu không có thể ngăn ngừa tình trạng tấn công của chất gây dị ứng hoặc mầm bệnh trên da bé. Hơn nữa các tinh chất trong lá trầu sẽ hỗ trợ giảm ngứa và tái tạo da nhanh chóng. Mẹ có thể rửa sạch, giã nát lá trầu để lấy nước cốt và thoa vào vùng da bị chàm cho bé. 
  • Chữa chàm sữa bằng lá sim: Đặc tính của lá sim là khá đắng nhưng có tính khử trùng và làm lành vết thương. Mẹ có thể tham khảo cách dùng lá sim chữa chàm sữa cho bé. Cần lấy lá sim và sắc đặc đến khi nước sánh lại thành cao và bôi lên vùng bị chàm cho bé mỗi ngày. 

Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng thuốc

Khi thấy bé có dấu hiệu bị chàm sữa, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để thăm khám và chẩn đoán bệnh. Như vậy sẽ giúp mẹ nắm được tình trạng bệnh của bé và cũng có biện pháp điều trị kịp thời, phù hợp. 

Tùy theo mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc đặc trị riêng cho trẻ. Bố mẹ có thể tham khảo thêm kem bôi Sodermix để điều trị dứt điểm chàm sữa cho trẻ. Đây là dòng kem riêng biệt được sử dụng cho các trường hợp chàm ngứa, viêm da được nhiều bác sĩ tin dùng. 

Sản phẩm kem bôi Sodermix có khả năng chống viêm, giảm ngứa, cấp độ ẩm và làm dịu da cực hiệu quả. Đặc biệt kem bôi Sodermix không hề chứa Corticoid nên rất an toàn, dùng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Lưu ý là bố mẹ không nên tự ý dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu muốn kết hợp cùng các loại lá dân gian thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, bởi lúc này da bé khá nhạy cảm. 

Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng thuốc

Kem bôi Sodermix không hề chứa Corticoid nên rất an toàn, dùng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Những điều cần lưu ý khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa

  • Mẹ cần vệ sinh da bé sạch sẽ, không bôi chà sữa tắm để tránh gây kích ứng da, gây viêm da nặng hơn. Mẹ cũng cần tìm hiểu thêm các loại sữa tắm dịu nhẹ phù hợp với da của trẻ. 
  • Điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo có nguồn sữa chất lượng cho bé, giảm tình trạng mẩn đỏ, ngứa ở trẻ. 
  • Mẹ cũng nên tránh những đồ ăn có mùi tanh, đồ ăn chiên rán có nhiều dầu mỡ. 
  • Sau khi tắm và vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ thì mẹ nên dùng thêm kem dưỡng ẩm và thoa cho bé. Mẹ nên dùng loại kem dưỡng ẩm chuyên biệt cho trẻ sơ sinh mà bác sĩ khuyên dùng. 

Trên đây là những cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả tại nhà. Bạn có thể tham khảo và áp dụng để có phương pháp điều trị tốt nhất cho bé nhà mình. Theo dõi nhà thuốc Long Châu thường xuyên để cập nhật thêm các thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích nhé.

Hải Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm