Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hiệu quả

Ngày 29/03/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trong những năm gần đây, tỷ lệ người trẻ mắc thoát vị đĩa đệm càng gia tăng. Vậy đâu là cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hiệu quả? Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý phổ biến, gây đau cổ, vai gáy và các triệu chứng khác. Nhiều người nghĩ rằng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chỉ gặp phải khi lớn tuổi, xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên. Nhưng trong những năm gần đây, tỷ lệ người trẻ mắc thoát vị đĩa đệm càng gia tăng. May mắn thay, có rất nhiều phương pháp điều trị để giúp giảm tình trạng này.

Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Trong cuộc sống hàng ngày, cột sống cổ là vị trí thường xuyên phải chịu áp lực lớn, vận động liên tục. Tình trạng này khiến các đĩa đệm tại đây dễ bị thoái hoá cột sống, tổn thương. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây ra những cơn đau cổ, vai gáy ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người bệnh. 90% người bệnh thoát vị ở tầng C5-C6 và C6-C7. 

Những nguyên nhân phổ biến gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như:

  • Tuổi tác: Đĩa đệm hao mòn theo thời gian do thoát vị. Khi trẻ, đĩa đệm chứa nhiều chất nhầy, nhưng càng lớn tuổi lượng chất này càng giảm dần. Điều này khiến đĩa đệm kém linh hoạt, cổ khó di chuyển hơn, đồng thời có nguy cơ bị rách hoặc thoát vị đĩa đệm. 
  • Di truyền: Gen di truyền cũng là nguyên nhân gây tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Nếu trong gia đình có người bị thoát vị đĩa đệm, bạn cũng có khả năng cao mắc bệnh.
  • Lối sống không khoa học: Những thói quen xấu như dùng chất kích thích, ít tập thể dục và chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ góp phần làm suy mòn đĩa đệm. Để tránh phải tìm cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, bạn nên loại bỏ các thói quen xấu này.
  • Chấn thương hay tai nạn: Do lực lớn tác động vào cột sống cổ khiến chất nhầy thoát ra khỏi đĩa đệm, chèn ép lên tủy sống hay các rễ thần kinh xung quanh.
  • Vận động sai tư thế: Vận động không phù hợp hoặc ngồi sai tư thế sẽ gây áp lực lớn lên cột sống cổ. Ngoài ra, người thường xuyên phải bốc vác, lao động nặng nhọc là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm rất cao.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hiệu quả 1Ngồi sai tư thế là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng cảnh báo thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Bạn có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cao nếu xuất hiện các triệu chứng dưới đây:

Triệu chứng trên lâm sàng

  • Đau nhức cổ vai gáy: Cơn đau khởi phát ở một hay hai đốt sống cổ rồi lan rộng tới vùng bả vai, cánh tay, ra sau đầu và tới hốc mắt. 
  • Tê bì tay chân: Khối thoát vị đĩa đệm chèn ép lên tủy sống lần lượt gây tê cổ, lan ra cánh tay cho đến toàn thân. Với trường hợp khối thoát vị chèn ép dây thần kinh, người bệnh chỉ có cảm giác tê nhẹ ở cánh tay, cổ tay.
  • Khả năng vận động hạn chế: Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các động tác vận động của cổ và cánh tay. Người bệnh khó khăn khi đưa tay ra sau lưng hoặc giơ tay lên cao; đau đớn khi cúi ngửa hoặc quay cổ. Dần dần người bệnh không thể đi bộ vì cảm giác căng cứng bắp chân khi di chuyển.
  • Yếu cơ: Dấu hiệu này xuất hiện khi khối đĩa đệm chèn ép lên tủy sống, gây suy yếu cơ chân rồi đến cơ tay. Người bệnh gặp tình trạng khó khăn khi đi lại không vững, dáng đi xiêu vẹo. Khi tình trạng yếu cơ diễn biến xấu, vận động quá sức làm các thớ cơ vùng đùi và bắp chân rung lên.
  • Dấu hiệu khác: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể làm xuất hiện một số triệu chứng như đau một bên lồng ngực, táo bón, khó đi tiểu, khó thở… Cơn đau thoát vị bắt đầu ở một hoặc hai đốt sống cổ rồi lan đến vùng bả vai.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hiệu quả 2Đau nhức cổ vai gáy là triệu chứng thường gặp của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Triệu chứng tăng theo cấp độ

Thoát vị đĩa đệm đặc trưng với 3 cấp độ tương ứng, tần suất và mức độ nguy hiểm tăng dần theo tình trạng bệnh.

  • Độ 1: Ban đầu thấy đốt sống cổ có biểu hiện cứng, khó di chuyển, đau đớn khi cúi xuống. Mức độ đau tăng dần khi làm việc nặng, lan xuống vai, đau tăng theo ngày.
  • Độ 2: Triệu chứng đau từ gáy, lan ra sau đầu và tai. Người bệnh khi động cổ đều bị vướng và đau, thậm chí là vẹo cổ.
  • Độ 3: Cảm giác đau nhức vùng chẩm, vùng trán, đau nhức từ gáy lan tới bả vai. Tay tê bì, mất cảm giác ở một số bàn tay. Trong một số trường hợp, có xuất hiện triệu chứng nấc cụt, ngáp chảy nước mắt, chóng mặt khi vận động liên tục.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm là bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Bởi vậy, bạn nên tìm cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ càng sớm càng tốt.

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa là biện pháp tạm thời và thường được bác sĩ áp dụng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm:

  • Sử dụng các nhóm thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm, làm mềm cơ, giảm đau thần kinh.
  • Với các trường hợp thoát vị nặng, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng corticoid kết hợp vật lý trị liệu.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị nhằm làm giảm những cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra. Một số bài tập trị liệu bằng vật lý bao gồm những phương pháp sóng ngắn, sóng dài, siêu âm, xoa bóp và kéo giãn cột sống cổ. Người bệnh nên đến các bệnh viện có uy tín để tập trị liệu, phục hồi chức năng, không tự ý tập ở nhà để tránh những chấn thương không đáng có. 

Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hiệu quả 3Phương pháp vật lý trị liệu đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh

Phẫu thuật

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là phương pháp cuối cùng nếu điều trị bằng thuốc không có tiến chuyển. Các phác đồ phẫu thuật mà bác sĩ thường áp dụng gồm: Lấy đĩa đệm lồi trước; tiếp cận lối sau; phẫu thuật cắt đĩa đệm, cố định, hàn xương liên thân đốt lối trước…

Người bệnh thoát vị đĩa đệm khó có thể vận động lại như ban đầu nếu không có tác động hỗ trợ điều trị từ bên ngoài. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu thêm cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hiệu quả.

Thùy Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm