Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách chữa tủy răng khi mang thai an toàn dành cho các mẹ bầu

Ngày 18/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm tủy răng khi mang thai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mẹ bầu lẫn thai nhi. Vậy viêm tủy răng có nguy hiểm không? Cách chữa tủy răng khi mang thai như thế nào?

Nếu mẹ bị viêm tủy răng khi mang thai sẽ gây đau nhức, ê buốt làm ăn uống trở nên khó khăn và còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu. Nếu bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Vậy cách chữa tủy răng khi mang thai sao cho an toàn? Tìm hiểu ngay!

Vì sao các mẹ bầu hay bị các bệnh răng miệng?

Phụ nữ khi mang thai sẽ có nhiều sự thay đổi về hormon, cụ thể là Estrogen và Progesterone. Đây là hai loại hormon góp phần làm cho lợi bị sưng và chất vôi dễ tích tụ cũng như tạo điều kiện cho sự lây nhiễm vi khuẩn trong khoang miệng.

Đó chính là nguyên nhân khiến các mẹ bầu khi mang thai dễ bị các bệnh liên quan đến răng miệng, nhất là sâu răng. Nếu sâu răng không được chữa trị đúng lúc sẽ dẫn đến viêm tủy răng.

Cách chữa tủy răng khi mang thai sao cho an toàn Vì sao các mẹ bầu hay bị các bệnh răng miệng?

Bên cạnh đó, khi mang thai các mẹ thường gặp tình trạng nghẹn ói mửa sẽ khiến các chất axit trong bao tử bị trào ngược và phần nào gây mòn men răng. Ngoài ra, việc ăn nhiều bữa với thức ăn ngọt mà không vệ sinh răng miệng cẩn thận cũng sẽ khiến cho răng hư tổn, dễ bị sâu răng và ảnh hưởng tới tủy răng. Bị viêm tuỷ răng có thể dẫn đến tình trạng đau nhức, khó chịu cho các mẹ bầu. Tuy nhiên việc chữa tuỷ răng khi mang thai cũng cần được lưu ý để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Viêm tủy răng khi mang thai có nguy hiểm không?

Viêm tuỷ răng có nguy hiểm không? Viêm tủy răng được cho là có mức độ nghiêm trọng và tiến triển nhanh. Ban đầu, vi khuẩn chỉ gây tổn thương một phần nhỏ tủy răng và có thể hồi phục nếu chữa trị đúng lúc. 

Nếu giai đoạn này kéo dài sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn viêm tủy răng không hồi phục được. Đối với việc chữa tủy răng khi mang thai là chữa tủy (hay còn gọi là điều trị nội nha) để bảo tồn răng và ngăn vi khuẩn lây lan sang các cơ quan khác.

Nếu gặp tình trạng này mà chủ quan, vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm sàn miệng, áp xe chân răng, áp xe niêm mạc má, vùng dưới lưỡi và các cơ quan xung quanh. Đối với các mẹ bầu mang thai, vi khuẩn có thể đi sâu vào tuần hoàn máu và ở trong cơ thể của thai nhi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bà bầu có các bệnh nha khoa thường có nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân, hệ miễn dịch kém,…

Viêm tủy răng khi mang thai có nguy hiểm không? Viêm tủy răng khi mang thai có nguy hiểm không?

Ngoài ra, viêm tủy răng còn gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, viêm tủy răng sẽ khiến mẹ bầu mất ngủ, ăn uống kém và mệt mỏi, lâu dài sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của mẹ làm cho thai nhi phát triển chậm, thấp bé, nhẹ cân. 

Cách chữa viêm tủy răng khi mang thai an toàn

Thời điểm tốt nhất để chữa tủy răng cho bà bầu là vào 3 tháng giữa thai kỳ. Đây là lúc thai nhi đã ổn định và nguy cơ khi dùng thuốc cũng thấp hơn so với các thời điểm khác. Tuy nhiên, nếu viêm tủy răng được phát hiện vào đầu hoặc cuối thai kỳ, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét kỹ lưỡng và sẽ đưa ra các phương án điều trị hợp lý.

Đặt thuốc diệt tủy, điều trị nội nha

Bà bầu có nên đặt thuốc diệt tủy răng không? Đặt thuốc diệt tủy là một cách hiệu quả để chữa tủy răng khi mang thai vì khi dùng thuốc tê trong giai đoạn mang thai là điều không được khuyến khích. Đa phần các loại thuốc gây tê tại chỗ đều có tác dụng phụ không mong muốn như dị ứng, kích ứng,…

Thuốc diệt tủy chứa thành phần chủ yếu là Cocaine hydrochloride, Phenol, Anhydrit, Paraformaldehyde,… sẽ phá hủy tủy răng chỉ sau 24 – 48 giờ sử dụng. Các loại thuốc này thường được sử dụng để hủy hoàn toàn tủy răng bị viêm nhiễm và hoại tử. 

Loại thuốc này không có chống chỉ định tuyệt đối với các mẹ bầu. Tuy nhiên, bác sĩ cũng sẽ xem xét tùy theo thể trạng của mỗi bệnh nhân mà có dùng thuốc này cho quá trình chữa tủy răng khi mang thai.

Cách chữa tủy răng cho bà bầu Cách chữa viêm tủy răng khi mang thai an toàn.

Ngoài cách dùng thuốc diệt tủy, bác sĩ cũng có thể dùng phương pháp điều trị nội nha để chữa viêm tủy răng khi mang thai. Trước khi dùng phương pháp này, bác sĩ sẽ chụp X-Quang để đánh giá chính xác mức độ tổn thương của khoang tủy. 

Chúng ta đều biết tia X sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy mà chỉ những trường hợp viêm tủy răng khá nặng, có nguy cơ hình thành biến chứng mới dùng cách này để chữa tủy răng khi mang thai.

Chữa tủy răng cho bà bầu tại nhà

Ngoài các phương pháp chữa tủy răng khi mang thai trên, mẹ bầu cũng có thể làm những cách sau để giảm nhẹ cơn đau:

  • Chườm đá: Chườm đá là cách chữa viêm tủy răng cho bà bầu tại nhà, đơn giản giúp giảm đau nhức răng đơn giản, an toàn tại nhà. Đặt túi chườm vào má ngoài để giảm hiện tượng sưng viêm ở mô nướu và triệu chứng răng ê buốt, đau nhức. Nếu các mẹ bị đau nhiều, nên áp dụng mẹo chữa tủy răng khi mang thai này đều đặn 3 – 4 lần/ ngày, mỗi lần tầm 15 – 20 phút.
  • Súc miệng với nước lá trầu không: Dịch chiết từ lá trầu không đã được chứng minh rằng có tác dụng khử mùi hôi, ức chế vi rút, nấm và vi khuẩn. Vì thế, mẹ bầu có thể lấy lá trầu không rửa sạch và sắc đặc lấy nước để súc miệng hằng ngày. Cách chữa tủy răng khi mang thai này không chỉ giúp kiểm soát viêm tủy răng mà còn ngăn ngừa sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi, hôi miệng,…
  • Lá bạc hà tươi: Nếu các mẹ bị viêm tủy răng và gây nên tình trạng hơi thở có mùi, mẹ bầu cũng có thể nhai lá bạc hà tươi hoặc sử dụng trà bạc hà. Ngoài tác dụng cải thiện tình trạng hơi thở có mùi, bạc hà còn chứa Menthol có công dụng gây tê và làm mát các mô nướu bị sưng viêm.

Viêm tủy răng khi mang thai sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Để tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé, các mẹ bầu nên chủ động thăm khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường để các bác sĩ sẽ có những phương án chữa tủy răng khi mang thai an toàn, hiệu quả.

Phương Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm