Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Buồn nôn và nôn là tác dụng phụ phổ biến của ung thư và quá trình điều trị ung thư, đặc biệt là ở trẻ em. Các triệu chứng có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng và có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi điều trị. Nếu không được kiểm soát, buồn nôn và nôn sẽ ảnh hưởng xấu đến cảm xúc, sức khỏe bệnh nhân và gây cản trở trong việc chữa bệnh.
Trẻ bị ung thư và gia đình thường than phiền rằng buồn nôn là một trong những tác dụng phụ làm họ khóc chịu nhất. Tình trạng này có thể dẫn đến dinh dưỡng kém, sụt cân và các biến chứng sức khỏe khác ở trẻ. Đối với hầu hết trẻ bị ung thư, có nhiều cách hiệu quả để giảm buồn nôn và nôn. Hãy tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!
Buồn nôn là cảm giác khó chịu trong đường ống tiêu hóa như cổ họng, thực quản, dạ dày,... Nó tạo sự thôi thúc muốn nôn và phần lớn phụ thuộc vào cảm nhận chủ quan của người bệnh. Một số hiện tượng khác có thể liên quan đến buồn nôn là khó nuốt, chóng mặt, đổ mồ hôi, đỏ bừng hoặc cảm thấy ớn lạnh.
Nôn (ói) xảy ra do tác động của cơ hoành và các cơ bụng. Khi dây thần kinh đáp ứng với các kích thích nhất định, các nhóm cơ này co lại, đẩy các chất chứa trong dạ dày lên thực quản và ra khỏi miệng. Những tác nhân phổ biến gây buồn nôn và nôn thường là virus, vi khuẩn, sự di chuyển vị trí của cơ thể và các tín hiệu hóa học hoặc vật lý. Chúng sẽ kích hoạt các con đường dẫn truyền thần kinh kiểm soát phản xạ nôn. Buồn nôn và nôn có liên quan với nhau, nhưng mỗi cái có thể xảy ra độc lập mà không kèm cái kia.
Buồn nôn và nôn có liên quan với nhau nhưng vẫn có thể xảy ra độc lập
Hóa trị được xem là nguyên nhân chính gây buồn nôn và nôn ở trẻ em bị ung thư.
Quá trình chữa bệnh ung thư bằng hóa trị có thể giải phóng một số chất dẫn truyền thần kinh điều hòa phản ứng buồn nôn và nôn. Các chất dẫn truyền thần kinh bao gồm dopamine, serotonin và chất P đóng vai trò là tín hiệu hóa học ở trung khu kiểm soát buồn nôn và nôn ở não. Ngoài ra, cảm giác muốn nôn và phản xạ nôn ở trẻ em bị ung thư cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
Tóm lại, buồn nôn và nôn xuất hiện do sự tương tác phức tạp giữa một vài hệ thống trong cơ thể như hệ thống thần kinh tự động, hệ thần kinh trung ương, hệ nội tiết và hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, suy nghĩ và cảm xúc của bệnh nhân cũng đóng một vai trò quan trọng trong buồn nôn và nôn.
Hóa trị, xạ trị và các phương pháp điều trị ung thư khác có thể gây ra cảm giác buồn nôn
Có một số cách có thể giúp kiểm soát buồn nôn và nôn trong quá trình điều trị ung thư. Điều quan trọng là gia đình phải hợp tác chặt chẽ với đội ngũ chăm sóc để đảm bảo rằng các triệu chứng của trẻ được theo dõi sát sao.
Một số loại thuốc chống nôn được sử dụng phổ biến để ngăn ngừa và điều trị buồn nôn như Ondansetron, Granisetron, Lorazepam, Dexamethasone,...
Nhiều loại thuốc dùng chống nôn còn có những công dụng khác, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn dựa trên liệu trình hóa trị, tuổi tác, loại ung thư cũng như các khía cạnh khác của trẻ. Các gia đình nên thường xuyên trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ để biết mục đích và hướng dẫn sử dụng cho mỗi loại thuốc mà con mình đang dùng.
Trẻ em bị ung thư có thể dùng thuốc chống nôn theo đơn kê của bác sĩ
Quá trình điều trị ung thư có thể khiến bệnh nhân mất cảm giác ngon miệng và cũng có vài loại thực phẩm sẽ làm gia tăng cảm giác buồn nôn ở trẻ. Các bậc phụ huynh nên tránh cho trẻ sử dụng thức ăn cay nóng, có tính axit, tránh có chất lỏng trong bữa ăn, nên bổ sung những thực phẩm khô, vị nhạt như bánh quy giòn hoặc bánh mì nướng. Chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ ăn từ từ và dùng bữa ở những nơi không có mùi khó chịu.
Bên cạnh hai cách điều trị buồn nôn và nôn ở trẻ bị ung thư nói trên, cha mẹ còn có thể phối hợp với đội ngũ y tế để tiến hành các biện pháp khác như tâm lý trị liệu, hướng dẫn trẻ kỹ thuật thở sâu và thư giãn, phản hồi sinh học, châm cứu, bấm huyệt, hương liệu, bổ sung thảo dược, cùng trẻ tập thể dục, làm phân tâm trẻ khỏi các cơn nôn như cho trẻ nghe nhạc, chơi điện tử,...
Nếu trẻ bị buồn nôn và nôn nghiêm trọng, các bé cần được truyền dinh dưỡng qua ống thông dạ dày hoặc dinh dưỡng đường tĩnh mạch để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Trẻ bị nôn nghiêm trọng cần được truyền dinh dưỡng
Buồn nôn và nôn là phản ứng sinh lý hay xảy ra ở trẻ em đang điều trị bệnh ung thư. Cha mẹ cần chăm sóc, theo dõi trẻ cẩn thận và thông báo với đội ngũ y bác sĩ khi cần thiết để tránh dẫn đến tình trạng dinh dưỡng kém, sụt cân và các biến chứng sức khỏe khác ở trẻ.
Hoàng Trang
Nguồn: Y học cộng đồng
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.