Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Sau khi nôn nên làm gì? Những điều nên làm sau khi nôn không phải ai cũng biết

Thị Ánh

08/03/2025
Kích thước chữ

Nôn là những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến gây ra bởi nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng biết sau khi nôn nên làm gì. Trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin cơ bản về tình trạng nôn cũng như giải đáp thắc mắc sau khi nôn nên làm gì.

Sau khi nôn nên làm gì? Đây vẫn đang là thắc mắc của không ít độc giả. Trước khi giải đáp thắc mắc này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về triệu chứng nôn và nguyên nhân gây nôn bạn nhé.

Nôn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Nôn là phản xạ của cơ thể nhằm tống các chất chứa trong dạ dày ra ngoài qua đường miệng. Quá trình này thường đi kèm với cảm giác buồn nôn và có sự co thắt mạnh của cơ bụng. Nôn khác với trào ngược dạ dày vì trào ngược không có sự co thắt cơ bụng và không đi kèm với cảm giác buồn nôn.

Nôn nhiều hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe, bao gồm mất nước và rối loạn điện giải, viêm phổi… Nôn mạn tính làm cơ thể không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến sụt cân, suy nhược, thiếu máu, loãng xương… Chính vì thế, nếu tình trạng nôn diễn ra liên tục hoặc kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng khác như sốt cao, đau bụng, chất nôn lẫn máu, đau đầu dữ dội hoặc cứng cổ… bạn cần đến thăm khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Sau khi nôn nên làm gì? Những điều nên làm sau khi nôn không phải ai cũng biết 1
Nôn là phản xạ của cơ thể

Nguyên nhân gây nôn

Nôn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Nguyên nhân tiêu hóa: Ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày - ruột (do virus, vi khuẩn), loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, tắc ruột
  • Nguyên nhân thần kinh: Đau nửa đầu, chấn thương sọ não, xuất huyết não hoặc u não, rối loạn tiền đình…
  • Nguyên nhân liên quan đến thuốc và chất kích thích: Tác dụng phụ của thuốc (hóa trị, thuốc giảm đau nhóm opioid, kháng sinh mạnh...), say tàu xe, uống rượu bia quá nhiều…
  • Nguyên nhân nội tiết và chuyển hóa: Thai nghén (ốm nghén), đái tháo đường không kiểm soát tốt, suy thận hoặc suy gan…
  • Nguyên nhân tâm lý: Lo âu, căng thẳng quá mức, rối loạn ăn uống (chứng chán ăn tâm thần hoặc cuồng ăn)...
Sau khi nôn nên làm gì? Những điều nên làm sau khi nôn không phải ai cũng biết 2
Nôn kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Sau khi nôn nên làm gì?

Sau khi nôn nên làm gì? Như đã trình bày phía trên, không phải ai cũng biết sau khi nôn nên làm gì. Dưới đây là một số việc nên làm sau khi nôn, bạn đọc có thể tham khảo:

Nghỉ ngơi sau khi nôn

Nôn khiến cơ thể mất nước và các chất điện giải quan trọng như natri, kali, gây mệt mỏi, chóng mặt. Việc nghỉ ngơi lúc này giúp cơ thể điều chỉnh và phục hồi lượng nước cần thiết.

Chưa kể, sau khi nôn, niêm mạc dạ dày có thể bị tổn thương hoặc viêm nhẹ, việc nghỉ ngơi sẽ giúp dạ dày ổn định, tránh kích thích thêm. Ngoài ra, nôn cũng có thể là phản ứng của hệ thần kinh khi cơ thể gặp vấn đề như ngộ độc, say xe, căng thẳng. Việc bạn nghỉ ngơi sẽ giúp hệ thần kinh thư giãn, giảm cảm giác buồn nôn.

Bổ sung đủ nước

Sau khi nôn, cơ thể bị mất nước và chất điện giải, vì vậy cần bổ sung nước đúng cách để tránh mất nước và giúp hồi phục nhanh hơn.

Khi uống nước, bạn nên uống nước từng chút một, nhấp từng ngụm nhỏ và uống chậm rãi, không nên uống quá nhanh hoặc quá nhiều một lúc vì có thể kích thích dạ dày và gây nôn trở lại.

Sau nôn, bạn tuyệt đối không sử dụng các loại thức uống có chứa caffeine hoặc cồn. Các thức uống như nước lọc, nước ấm, nước điện giải, nước ép trái cây (trừ các loại nước ép có tính axit như nước chanh hoặc nước cam), nước canh… là các thức uống phù hợp lúc này. Ngoài ra, bạn không nên uống sữa cũng như các thức uống khác có chứa chất béo.

Nếu nôn kèm tiêu chảy, bạn cần hạn chế các loại thức uống có đường để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy.

Sau khi nôn nên làm gì? Những điều nên làm sau khi nôn không phải ai cũng biết 3
Bổ sung đủ nước là câu trả lời cho câu hỏi sau khi nôn nên làm gì

Chia nhỏ bữa ăn

Sau khi nôn, dạ dày còn yếu và nhạy cảm, việc chia nhỏ bữa ăn là cần thiết nhằm giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhẹ nhàng hơn và tránh kích thích gây nôn trở lại. Bạn không nên ăn ngay sau khi nôn thay vào đó, hãy đợi khoảng 1 – 2 giờ cho dạ dày ổn định và bắt đầu bằng những phần ăn nhỏ, ăn chậm rãi, cách nhau khoảng 2 – 3 giờ.

Ăn thực phẩm dễ tiêu hóa

Sau khi nôn, dạ dày đang yếu và nhạy cảm, nếu ăn thực phẩm khó tiêu thể bị kích thích và dẫn đến buồn nôn trở lại. Thực phẩm dễ tiêu hóa giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhẹ nhàng, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn và hỗ trợ phục hồi nhanh hơn.

Những thực phẩm dễ tiêu hóa nên ăn sau khi nôn có thể kể đến như các loại thức ăn mềm, nhạt, ít gia vị như cháo loãng, cơm mềm, súp nhạt, bánh mì nướng, bánh quy lạt, khoai tây nghiền, chuối chín, táo nghiền, nước canh nhạt…

Tránh tiếp xúc mùi hương mạnh

Sau khi nôn, cơ thể nhạy cảm hơn, đặc biệt là hệ tiêu hóa và khứu giác. Mùi hương mạnh có thể kích thích não bộ và hệ tiêu hóa, làm tăng cảm giác buồn nôn và gây khó chịu. Những mùi nên tránh sau khi nôn có thể kể đến như mùi thức ăn mạnh (chiên rán, hải sản, hành tỏi), mùi hóa chất (nước hoa, thuốc tẩy, xăng dầu), khói thuốc lá hoặc mùi cồn từ rượu bia…

Tránh sử dụng thuốc

Sau khi nôn, dạ dày đang bị kích thích và chưa ổn định, việc dùng thuốc ngay có thể làm tình trạng tệ hơn hoặc giảm hiệu quả của thuốc. Cụ thể:

  • Sau khi nôn, niêm mạc dạ dày bị kích thích và có thể bị viêm nhẹ. Thuốc có thể làm tăng kích ứng, gây đau bụng hoặc khiến bạn nôn trở lại.
  • Nếu bạn uống thuốc ngay sau khi nôn, dạ dày có thể chưa kịp hấp thụ thuốc. Điều này khiến thuốc mất tác dụng hoặc bạn không biết liệu mình đã hấp thụ đủ liều hay chưa.

Một số loại thuốc có thể làm dạ dày khó chịu hơn bao gồm thuốc chống viêm, giảm đau (NSAIDs như ibuprofen, aspirin), thuốc kháng sinh…

Hạn chế thực phẩm gây nôn và buồn nôn

Sau khi nôn, dạ dày còn rất nhạy cảm và dễ bị kích thích. Nếu ăn các thực phẩm gây nôn hoặc buồn nôn, tình trạng có thể trở nên tệ hơn, gây mất nước, suy nhược và kéo dài quá trình hồi phục.

Những thực phẩm cần tránh sau khi nôn bao gồm:

  • Đồ ăn cay, chua, nhiều dầu mỡ: Gây kích thích niêm mạc dạ dày.
  • Sữa và chế phẩm từ sữa (nếu khó tiêu).
  • Nước có gas, rượu, cà phê, trà đặc: Làm nặng thêm tình trạng buồn nôn.
  • Thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn: Khó tiêu, không tốt cho hệ tiêu hóa yếu.
Sau khi nôn nên làm gì? Những điều nên làm sau khi nôn không phải ai cũng biết 4
Bạn nên hạn chế sử dụng thức ăn nhanh và chế biến sẵn sau khi nôn

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh tình trạng nôn, nguyên nhân gây nôn và những việc nên làm sau khi nôn mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến quý độc giả. Mong rằng, qua những chia sẻ hôm nay, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng này đồng thời giải đáp được thắc mắc sau khi nôn nên làm gì.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin