Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng thở khò khè rất nhiều người gặp phải ở mọi lứa tuổi, nhưng chúng ta thường không quan tâm tới. Đây là dấu hiệu cho biết bạn đang gặp vấn đề về đường hô hấp và sức khỏe cần được điều trị. Hiện tượng này như thế nào và cách giảm thở khò khè như thế nào?
Thông thường do đường thở hẹp khiến âm thanh rít ở cường độ cao do luồng không khí đi qua đường thở bị hẹp. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đường thở hẹp có thể do chất nhầy dư thừa trong đường thở hoặc do dấu hiệu bệnh lý đường hô hấp. Trước khi nghĩ đến việc khám bệnh chúng ta cũng nên biết cách giảm thở khò khè tại nhà để đảm bảo sức khỏe. Nếu bạn quan tâm vấn đề này hãy tiếp tục theo dõi thông tin nhé!
Có rất nhiều người đã từng trải qua hiện tượng thở khò khè, đó là âm thanh giống như tiếng huýt sáo khi thở. Có thể đây là vấn đề liên quan đến bệnh đường hô hấp bị hẹp hoặc bị chặn…
HIện tượng thở khò khè thường đi kèm triệu chứng khó thở vì vậy bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó thở. Nếu để tình trạng này lặp đi lặp lại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi vì hiện tượng thở khò khè cho thấy sức khỏe có vấn đề cần được thăm khám. Khi thở khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm và khi nằm sẽ càng rõ ràng hơn và khó thở hơn.
Chính người bệnh sẽ cảm nhận rõ nhất những cơn thở dốc và đường thở của họ bị khô. Họ sẽ cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi. Có những trường hợp khó thở phải há miệng chỉ như vậy họ mới cảm thấy dễ thở và dễ chịu hơn. Những dấu hiệu này thường là dấu hiệu cho biết sức khỏe có vấn đề. Vì vậy khi gặp những triệu chứng này, người bệnh không nên chủ quan cần thăm khám để có hướng xử lý kịp thời.
Hút thuốc lá là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh phổi như khí phế thũng và viêm phế quản... Việc hút thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh, đặc biệt là bệnh đường hô hấp. Bởi vì trong thuốc lá có rất nhiều chất động hại tác động trực tiếp đến cơ thể chúng ta làm bệnh thêm trầm trọng. Thói quen hút thuốc thường xuyên là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thở khò khè. Ngoài việc hút thuốc cũng có một số nguyên nhân khác có thể là những chất hóa học khác tác động làm co thắt đường thở.
Khi hút thuốc lá thường xuyên có thể sẽ mắc phải chứng phổi tắc nghẽn mãn tính. Độc tố của thuốc lá làm cho các phế nang của người bệnh sẽ bị tổn thương do đó có thể gây ho, khó thở và thở khò khè.
Khi bỏ thuốc lá sẽ giảm nguy cơ mắc những bệnh, tim mạch, phổi, đột quỵ và kể cả thở khò khè.
Việc tập thở cũng là một giải pháp giúp giảm thở khò khè. Cách thở mím môi là một kỹ thuật giúp cho nhịp thở chậm lại và khiến mỗi nhịp thở hiệu quả hơn, giữ cho đường thở mở lâu hơn. Khi nhịp thở cải thiện hơn thì sẽ không cần phải dùng nhiều sức để hít thở. Nhờ tác động đó, việc thở sẽ được cải thiện hơi thở đều hơn và sẽ giảm hiện tượng thở khò khè.
Cách thực hiện kỹ thuật này trước tiên bạn bắt đầu bằng cách thư giãn cổ và vai. Hít hơi từ từ bằng đường mũi trong hai nhịp đếm và chụm môi lại giống như thổi sáo. Sau đó thở ra từ từ khoảng 4 nhịp đếm. Khi tập luyện cách này tình trạng thở khò khè có thể giảm bớt.
Khi trong khí quản có dịch nhầy khiến thở khò khè thì nên uống một cốc nước ấm có thể hữu ích. Bởi vì một ly trà thảo mộc nóng hoặc một ly nước nóng có thể giúp làm tan dịch nhầy. Như vậy có thể làm giảm tình trạng thở khò khè. Kể cả khi mất nước trầm trọng cũng làm cho chúng ta thở khò khè. Vậy nên uống một cốc nước ấm vừa có tác dụng tốt cho sức khỏe đảm bảo bù đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể và giả thở khò khè.
Có thể tắm nước ấm bằng vòi hoa sen hoặc dùng máy tạo độ ẩm trong nhà, thư giãn trong phòng xông hơi điều này giúp giảm tình trạng thở khò khè. Bởi vì khi hít hơi nước, không khí ẩm sẽ làm loãng dịch nhầy giúp đẩy ra ngoài làm thông thoáng đường thở.
Trong một nghiên cứu vào năm 2015 chỉ ra vitamin C có thể có tác dụng bảo vệ hô hấp. Việc ăn nhiều trái cây và rau củ giàu vitamin C có thể hiệu quả hơn so với việc bổ sung vitamin C. Những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, ớt chuông, rau chân vịt, bông cải xanh, cà chua…
Cũng theo đánh giá của nghiên cứu này ghi nhận nếu chế độ ăn giàu vitamin D và E cũng có thể cải thiện sức khỏe đường hô hấp. Nên ăn những loại thực phẩm như thịt đỏ, cá nhiều dầu (cá hồi, cá kiếm), lòng đỏ trứng… là những thực phẩm giàu vitamin D. Cac loại thực phẩm như hạt hướng dương, quả hạnh, rau chân vịt, bơ đậu phộng… giàu vitamin E. Ở một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2013 cũng cho thấy, sử dụng gừng tươi giúp giảm thở khò khè. Trong gừng tươi có chứa các hợp chất có thể giúp chống lại một số loại virus tấn công hệ hô hấp. Có thể dùng gừng tươi pha với nước ấm để uống sẽ có tác dụng giảm tình trạng thở khò khè.
Khi thời tiết khô hanh việc ra ngoài tập thể dục có thể làm cho đường thở của chúng ta bị thắt lại. Nếu nhịp thở tăng lên sẽ làm cho chúng ta thở khò khè. Đây gọi là tình trạng co thắt phế quản do tập thể dục. Vì vậy những người bị bệnh hen suyễn không nên tập thể dục khi thời tiết lạnh và khô hanh. Không riêng gì người bị hen suyễn, kể cả người bình thường cũng có thể gặp phải. Để đảm bảo sức khỏe tốt thì bạn nên chuyển đổi tập thể dục trong nhà khi thời tiết lạnh và khô hạnh.
Trên đây là những khuyến cáo giúp bạn có thể chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất. Nếu như tình trạng thở khò khè kéo dài sau khi đã thực hiện những giải pháp trên rồi thì nên đi khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp vì đây có thể là nguyên nhân bệnh lý.
Cách giảm thở khò khè cũng có nhiều phương pháp giúp người bệnh thực hiện để giảm triệu chứng. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần xây dựng một lối sống khoa học, lành mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh. Bạn có thể chăm sóc sức khỏe từ những việc làm đơn giản như dưới đây nhưng lại có hiệu quả bất ngờ:
Cách giảm thở khò khè có rất nhiều giải pháp chúng ta nên áp dụng thường xuyên để cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên những trường hợp thở khò khè do bệnh lý dù đã áp dụng những cách để cải thiện nhưng vẫn bị thì nên đi khám bác sĩ để được thăm khám. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.