Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cá hồi là loại thực phẩm rất tốt cho trẻ trong thời kỳ ăn dặm. Cá hồi nấu với rau gì để bé ăn dặm không bị tanh, ít nguy cơ dị ứng và tăng cân nhanh là nỗi lo chung của các bà mẹ? Bài viết hôm nay sẽ mách mẹ cách cách nấu bột cá hồi cho bé ăn dặm để tận dụng được tối đa các chất dinh dưỡng.
Cá hồi là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng, cung cấp cho cơ thể một lượng lớn protein, vitamin, chất béo và các khoáng chất cần thiết. Vậy món rau nào nấu với bột cá hồi ăn dặm là tốt nhất? Mời mẹ cùng tham khảo một số cách nấu bột cá hồi cho bé ăn dặm được chia sẻ ngay bên dưới.
Cá hồi được xem là thực phẩm vàng trong thực đơn ăn dặm của trẻ vì giàu protein, omega 3,6,9, DHA, EPA,... DHA có vai trò tăng sinh trưởng tế bào não. Omega 3 và các axit amin còn lại giúp cải thiện thị lực, tổng hợp protein và tăng khả năng trao đổi chất. Với nguồn dinh dưỡng như trên mẹ nên bổ sung cho bé 2 - 3 bữa cá hồi trong một tuần để giúp bé cao lớn, thông minh và khỏe mạnh.
Cá hồi giàu chất dinh dưỡng, nhiều đạm, do đó mẹ nên chú ý cho trẻ ăn với mức độ vừa đủ, không gây mất cân bằng dinh dưỡng, tích trữ nhiều kim loại nặng ảnh hưởng cho sức khỏe. Khi trẻ sang tháng thứ 7 mẹ có thể tập cho bé ăn cá hồi từng chút một.
Đối với độ tuổi khác nhau, mẹ cần điều chỉnh lượng cá hồi hay cách nấu sao cho phù hợp. Trẻ mới ăn dặm nên cho nếm thử trước và tăng dần lên. Mẹ không cho trẻ ăn trái cây sau khi ăn cá hồi. Vì dinh dưỡng trong cá hồi gặp trái cây nhiều đường sẽ gây rối loạn tiêu hoá của trẻ hay dưỡng chất không còn nguyên vẹn.
Theo như thông tin ở trên, cá hồi là thực phẩm rất tốt cho trẻ em. Vậy cá hồi có những tác dụng cụ thể nào đối với sự phát triển của trẻ?
Khi chế biến thức ăn cho trẻ, phải chú ý đến sự cân bằng của các nhóm chất. Nếu trong cá hồi là protein, chất béo và tinh bột thì cần bổ sung thêm chất xơ từ rau củ quả và trái cây. Vậy loại rau nào không hợp với cá hồi và những loại rau nào thích hợp để nấu với cá hồi cho trẻ?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, cá hồi là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là khi dùng cho trẻ em. Một số loại rau thường được dùng để nấu với cá hồi mà các mẹ ưa chuộng chế biến món ăn dặm cho trẻ là rau ngót, bí đỏ, cà rốt, rau bina, khoai lang,... Hiện tại chưa có báo cáo cụ thể nào về việc cá hồi không nên ăn với rau gì. Tuy nhiên, có một số lưu ý khi chuẩn bị món bột cá hồi ăn dặm cho trẻ như sau:
Dù mẹ dùng rau gì để chế biến món cá hồi thì để tránh mùi tanh, điều quan trọng nhất là mẹ cần biết cách sơ chế sạch sẽ. Các mẹ có thể sử dụng 1 trong 3 gợi ý dưới đây để sơ chế cá hồi.
Cải bó xôi hay rau chân vịt chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin B, C, D,... Trẻ nhỏ ăn cải bó xôi giúp tiêu hoá tốt, giảm táo bón.
Nguyên liệu:
Cách nấu:
Bí đỏ cung cấp nhiều vitamin A cho cơ thể. Đây là nguồn cung cấp vitamin giúp cải thiện thị lực, tham gia và tổng hợp protein trong cơ thể. Ngoài ra, bí đỏ còn giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Sự kết hợp giữa cá hồi và bí đỏ giúp cung cấp đúng lượng chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể trẻ phát triển toàn diện. Đồng thời, đây là món ăn có vị béo ngậy của cá hồi và vị ngọt của bí đỏ khiến các bé thích mê và ăn nhiều hơn.
Nguyên liệu:
Cách nấu:
Với món cháo cá hồi, cà rốt mẹ nên chuẩn bị các nguyên liệu sau:
Nguyên liệu:
Cách nấu:
Rau dền với nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ phù hợp để nấu với cá hồi cho bé ăn dặm. Để nấu cháo cá hồi và rau dền, mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
Nguyên liệu:
Cách nấu:
Cách nấu bột cá hồi cho bé ăn dặm không quá khó, lại giàu dinh dưỡng. Vì thế mẹ nên bổ sung cho bé thường xuyên 1 - 2 lần / tuần. Khi nấu mẹ nên kết hợp với nhiều loại rau củ để bé không chán ăn. Cá hồi không phải thực phẩm dị ứng phổ biến, tuy nhiên khi ăn dặm lần đầu mẹ nên cho bé ăn riêng cá hồi và chú ý quan sát triệu chứng, nếu có dấu hiệu dị ứng nên cho trẻ ngừng ăn và đưa đi khám bác sĩ.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.