Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm tai giữa cấp là một tình trạng bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, những triệu chứng bệnh không quá đặc trưng cũng gây khó dễ cho các bậc cha mẹ. Hãy cùng tìm hiểu cách nhận biết khi trẻ bị viêm tai giữa cấp nhé!
Viêm tai giữa cấp ở trẻ em gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ cũng như các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Đây chắc chắn là một nỗi lo lắng không nhỏ của các bậc phụ huynh khi con em mắc phải chứng bệnh này.
Viêm tai giữa cấp xuất hiện khi tai giữa có dấu hiệu tổn thương và nhiễm trùng bởi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm hay một số yếu tố bên ngoài môi trường xung quanh. Bệnh không những làm giảm thính giác mà còn gây ra các cơn đau khó chịu cùng các triệu chứng khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Đối tượng mắc bệnh viêm tai giữa cấp có thể là người lớn tuổi, người trưởng thành nhưng tỉ lệ trẻ em mắc bệnh cao hơn cả. Một nghiên cứu cho biết có đến khoảng 75% trẻ em trong độ tuổi dưới 36 tháng tuổi sẽ dễ dàng bị viêm tai giữa cấp một lần.
Viêm tai giữa cấp ở trẻ em nếu kéo dài sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng vì trong giai đoạn này sức đề kháng của trẻ còn rất yếu, cấu trúc tai cũng chưa phát triển toàn diện. Ngoài ra, sự giảm thính lực sẽ trở thành rào cản trong sự hình thành và phát triển kỹ năng ngôn ngữ cũng như các hoạt động học tập và vui chơi khác của trẻ.
So với cấu trúc tai của người đã trưởng thành, tai của trẻ nhỏ có lỗ thông tương đối ngắn nhưng lại khá rộng. Điều này vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus,... dễ dàng xâm nhập, phát triển và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Chúng bắt đầu tấn công vào các vùng niêm mạc, biểu bì của tai giữa gây rối loạn chức năng, hoạt động của tai giữa.
Thêm vào đó, sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ em vẫn còn rất yếu nên khả năng chống chọi lại các yếu tố gây bệnh không cao cũng trở thành phần lớn lí do khiến trẻ dễ dàng mắc bệnh viêm tai giữa cấp so với người trưởng thành.
Một số trường hợp trẻ bị viêm tai giữa cấp do các biến chứng để lại của bệnh tai mũi họng khi không được điều trị sớm và dứt điểm như viêm xoang, amidan, viêm phế quản cấp tính,...
Những cơn sốt bắt đầu xuất hiện khi trẻ bị viêm tai giữa cấp và có thể lên đến 39 - 40 độ C. Hầu như đây là triệu chứng điển hình của các bệnh về tai mũi họng và cha mẹ cần đặc biệt chú ý quan sát kĩ để không nhầm lẫn với những cơn sốt cảm thông thường khác.
Trẻ sẽ phải chịu những cơn đau tai đặc biệt khó chịu với cường độ liên tục. Vì vậy, trẻ sẽ có những hành động thể hiện cơn đau mình đang gặp phải như quấy khóc, dụi tai hay cáu bẩn. Nhiều trẻ sẽ bị mất ngủ do đau đớn và khó chịu, tồi tệ hơn là bỏ bú và bỏ ăn.
Lúc này, trẻ sẽ không có phản ứng nhanh nhạy với âm thanh do thính lực bị giảm. Đây là dấu hiệu quyết định giúp các bậc cha mẹ có thể nhận biết được tình trạng bệnh của con trẻ.
Khi thấy tai trẻ có dịch mủ chảy ra ngoài, khả năng lớn trẻ đang trong giai đoạn trở nặng của bệnh viêm tai giữa cấp, dù các dấu hiệu bên ngoài như đau tai, khó chịu đã giảm đi đáng kể. Lúc này, các bậc phụ huynh cần khẩn trương đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ điều trị kịp thời, tránh dẫn đến những rủi ro đáng tiếc về sau.
Bệnh viêm tai giữa cấp khiến đờm, dịch đi xuống hệ tiêu hóa và làm cho chức năng của bộ phận này bị rối loạn. Hậu quả là trẻ thường bị nôn mửa, tiêu chảy và mất nước. Một phần nguyên do của tình trạng này cũng đến từ việc trẻ chán ăn và bỏ bữa khi chịu đựng những cơn đau của viêm tai giữa cấp. Mẹ có thể tìm hiểu cách chăm sóc cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa để cải thiện tình hình cho con bên cạnh sự hỗ trợ điều trị của bác sĩ.
Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ có thể chủ động phòng tránh căn bệnh viêm tai giữa cấp bằng những điều rất đơn giản có thể kể đến như:
Trẻ bị viêm tai giữa cấp không phải là một vấn đề đơn giản. Vì điều trị căn bệnh này ở trẻ nhỏ khá phức tạp và có thể dễ dàng để lại biến chứng nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời và đúng cách. Vậy nên các bậc cha mẹ cần chú ý đến sức khỏe của con trẻ và những dấu hiệu kì lạ của bé để có thể ứng biến và xử lý nhanh chóng.
Khánh Vy
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.