Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Là những bệnh lý tuyến giáp phổ biến và có chung biểu hiện bướu giáp phình to nên nhiều người thường nhầm lẫn bệnh bướu cổ và bazơđô. Điều này gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mắc do bệnh không được phát hiện, điều trị sớm dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Do đó, làm thế nào để phân biệt bệnh bướu cổ và bệnh bazơđô là vấn đề rất được quan tâm hiện nay.
Không chỉ khác nhau ở nguyên nhân và bản chất bệnh, bướu cổ và bazơđô còn có mức độ nguy hiểm và cả phương pháp điều trị khác nhau. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách phân biệt bệnh bướu cổ và bệnh bazơđô nhé!
Để phân biệt bệnh bướu cổ và bệnh bazơđô, trước tiên bạn cần tìm hiểu về hai bệnh lý này.
Bướu cổ là gì? Bướu cổ có mấy loại? Bướu cổ là một bệnh liên quan đến tuyến giáp, nằm ở phía dưới cổ, phía trước và gây áp lực lên mặt bên của thanh quản cũng như các vòng đầu tiên của khí quản. Bướu cổ thường được chia thành ba loại chính:
Bazơđô hay là một dạng bệnh nội tiết phổ biến hiện nay liên quan đến sự xuất hiện của các kháng thể kích thích tuyến giáp. Trong đó, bệnh cường giáp tự miễn chiếm hơn 90% các trường hợp cường giáp. Bệnh bắt gặp chủ yếu ở nữ giới và thường đi kèm với hiện tượng bướu giáp lan tỏa và triệu chứng lồi mắt. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe của người mắc.
Yếu tố đầu tiên giúp phân biệt bệnh bướu cổ và bệnh Bazơđô chính là nguyên nhân gây bệnh. Bướu cổ đơn thuần là sự phì đại của tuyến giáp, không liên quan đến suy tuyến giáp, viêm tuyến giáp hay ung thư tuyến giáp. Nguyên nhân chính gây bệnh thường xuất phát từ việc cơ thể không tiếp nhận hoặc hấp thụ đủ lượng iốt cần thiết. Tuy nhiên, việc bổ sung iốt không phải lúc nào cũng giúp chữa trị bướu cổ. Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh bướu cổ, bao gồm:
Bazơđô là một bệnh tự miễn có liên quan đến yếu tố di truyền. Bên cạnh đó, yếu tố tuổi tác, giới tính, môi trường, thực phẩm… cũng có thể góp phần gây ra bệnh Bazơđô. Khi mắc bệnh này, tuyến giáp hoạt động quá mức, sản xuất hormone tuyến giáp nhiều hơn bình thường khiến nồng độ hormone trong máu gia tăng, gây ra tổn hại cho cơ thể và chuyển hóa mô. Khác với bướu cổ đơn thuần, Bazơđô là một loại cường giáp, ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp và gây ra những thay đổi lớn trong cơ thể.
Bên cạnh nguyên nhân gây bệnh, chúng ta cũng có thể phân biệt bệnh bướu cổ và bệnh Bazơđô thông qua các triệu chứng đặc trưng. Cụ thể:
Trong khi đó, Bệnh Bazơđô gây ra triệu chứng tại tuyến giáp và cả những cơ quan khác. Cơ thể xuất hiện bướu giáp lan tỏa kích thước và tương đối đều tại tuyến giáp. Ngoài ra, khi ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể, bệnh gây ra các dấu hiệu đặc trưng như:
Ngoài ra, những người bệnh Bazơđô còn có thể xuất hiện các triệu chứng như: Tóc khô, rụng tóc, thay đổi sắc tố da, ngứa ngáy, phù cẳng chân hoặc vùng dưới gối...
Trên thực tế, bệnh Bazơđô nguy hiểm hơn bướu cổ đơn thuần rất nhiều. Bazơđô có khả năng gây nguy hiểm cho hệ tim mạch. Trường hợp không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả có thể dẫn đến tình trạng suy tim và suy kiệt, đặc biệt là tình trạng cơn bão giáp - một biến chứng rất nặng của bệnh. Khi đó, bệnh nhân sẽ sốt cao (40 - 41℃), tâm trạng hoảng loạn, lo lắng hoặc kích thích dữ dội và nhịp tim tăng cao. Đồng thời, khả năng đáp ứng điều trị và hồi phục có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, người bệnh Bazơđô có khả năng hoàn toàn hồi phục với điều kiện kiên trì tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tuy không nguy hiểm như Bazơđô nhưng bướu cổ cũng có thể gây nhiều khó khăn cho người mắc bệnh. Khi bướu giáp phình to có thể gây chèn ép các cơ quan khác, dẫn đến khó thở và các vấn đề khác như: Bướu lớn nhanh hoặc bướu xuất huyết bên trong. Trong trường hợp bướu cổ đơn thuần có nhân không phản ứng với thuốc sau 6 tháng điều trị, thì liệu pháp phẫu thuật có thể được xem xét. Cần lưu ý nếu bướu cổ để lâu có thể xơ hóa và trở nên khó mổ hơn.
Hy vọng bài viết về cách phân biệt bệnh bướu cổ và bệnh bazơđô trên đây sẽ giúp bạn có góc nhìn khách quan về những bệnh lý này. Nếu nghi ngờ mắc một trong hai căn bệnh trên hãy gặp bác sĩ để thăm khám và được chẩn đoán một cách chính xác nhất. Điều trị càng sớm thì tỷ lệ khỏi bệnh càng cao, đồng thời giảm nguy cơ để lại di chứng.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.