Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phụ huynh và nhà trường cần biết cách phòng tránh dịch chân tay miệng ở trẻ em để bảo vệ các bé và tránh dịch bùng phát. Dịch chân tay miệng – các thông tin cần
Bệnh tay chân miệng do virus EV71 gây nên, bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, sau đó virus tiến đến đường ruột, từ đó đi vào hệ bạch huyết xâm nhập vào các cơ quan mà trong đó có hệ thần kinh trung ương. Ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh tay chân miệng, cần cho bé nghỉ học, cách ly nguồn bệnh tránh dịch chân tay miệng lây lan cho trẻ khác. Nếu không kịp thời phát hiện, hệ quả có thể là bệnh sẽ biến chứng gây viêm não, tỷ lệ tử vong cao, di chứng lớn.
Đường lây chính của bệnh là do trẻ trong nhà trẻ đưa vật dụng chứa mầm bệnh vào mồm, làm nhiễm bệnh. Hoặc do bé ăn phải thực phẩm chứa nguồn bệnh. Để phòng tránh dịch chân tay miệng ở trẻ em, cần thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo sau của bộ y tế:
Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên và bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn lẫn trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hay cho trẻ ăn, trước khi tiếp xúc với da thịt trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Vệ sinh ăn uống: Thức ăn cho trẻ phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống cũng cần đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất nên ngâm tráng nước sôi); luôn dùng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống với người khác mà chưa được khử trùng.
Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ có trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc thường xuyên như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, sàn nhà bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.
Quản lý phân: Sử dụng nhà vệ sinh hợp quy chuẩn vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
Theo dõi phát hiện sớm: Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, cách ly, điều trị bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh: Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ em dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ nhiễm bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.
Việc thực hiện nghiêm túc các cách phòng tránh bệnh này sẽ giúp dễ kiểm soát tình hình, không để dịch chân tay miệng ở trẻ em lây lan khi vào mùa cao điểm.
Phong
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...