Cách tốt nhất để bảo vệ trẻ là phòng viêm họng cho bé ngay từ đầu. Viêm họng không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng cũng không được xem thường. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm amidan hoặc tổn thương ở phổi.
Bệnh viêm họng thường bắt đầu với cơn sốt đột ngột, ho và dịch mũi tiết ra, từ đó phát triển thành viêm họng cấp.
Phòng bệnh viêm họng ở trẻ sơ sinh
Phòng viêm họng ở trẻ sơ sinh hiệu quả
Trẻ sơ sinh khi bị viêm họng thường có biểu hiệu sốt cao, quấy khóc, kèm theo đó là chán ăn và nước dãi chảy nhiều.
Phụ huynh cần bình tĩnh xử lý theo các bước sau:
Do nhiệt độ của bé
- Nếu bé sốt dưới 38.5 độ C, phụ huy chỉ cần cho trẻ bú nhiều, lau khăn ấm và cho trẻ uống nhiều nước (đối với trẻ trên 6 tháng) và bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin C cho trẻ.
- Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C thì cần cho trẻ uống hạ sốt và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Để phòng tránh viêm họng cho bé sơ sinh, phụ huynh cần:
- Giữ cho phòng ngủ và phòng sinh hoạt của trẻ sạch sẽ, thoáng mát.
- Trời lạnh cần cho bé mặc quần áo đủ ấm nhưng không quá bó, tránh bé khó chịu, quấy khóc
- Tránh tiếp xúc với những nguồn lây nhiễm bệnh và rửa tay thường xuyên cho trẻ trước và sau khi ăn.
- Bổ sung cho trẻ nguồn dinh dưỡng giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C để tăng sức đề kháng cho bé.
- Nên cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời bởi sữa mẹ có nguồn kháng thể rất tốt, giúp trẻ phòng tránh nhiều loại bệnh tật.
- Vệ sinh tai, mũi, họng cho trẻ thường xuyên.
Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời
Phòng viêm họng hiệu quả cho trẻ nhỏ
So với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có nguy cơ mắc viêm họng cao hơn do trẻ đã bắt đầu cắt nguồn sữa mẹ và cơ thể của trẻ đang có những thay đổi nhất định để chuẩn bị cho các giai đoạn phát triển về sau.
Để phòng viêm họng cho trẻ hiệu quả, phụ huynh cần:
- Khi di chuyển trên đường cần đeo khẩu tranh cho trẻ.
- Tránh tiếp xúc với những nơi nhiều khói bụi, ô nhiễm.
- Giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng cách đánh răng sau khi ăn và trước lúc đi ngủ. Nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng.
- Không để trẻ uống nước quá lạnh hoặc quá nóng.
- Tránh để trẻ ăn quá nhiều kem hoặc ngậm nhiều kẹo.
- Phòng ngủ của trẻ cần thoáng mát, nhiệt độ hợp lý là 28 độ C.
- Nếu trẻ có cấc dấu hiệu viêm họng như đau đầu, sổ mũi, cần có các biện pháp để giải quyết ngay.
Nếu trẻ bị viêm họng, mẹ có thể tham khảo thêm cách cách trị viêm họng bằng các bài thuốc dân gian như quất hấp đường phèn, lá hẹ hấp đường phèn, rữa mũi hàng ngày cho bé.
Có thể trị viêm họng cho bé bằng các nguyên liệu tự nhiên
Nếu trẻ vẫn không đỡ thì nên cho đến các cơ sở y tế để kiểm tra, tránh tình trạng bệnh kéo dài gây các biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là những cách phòng viêm họng hiệu quả cho bé. Chúc các mẹ có thêm kiến thức để nuôi dạy bé khỏe mạnh.
Nguyễn Hồng