Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm họng cấp là căn bệnh thường gặp ở trẻ. Để tránh các biến chứng khi bé bị viêm họng cấp, các bậc phụ huynh cần phải chăm sóc trẻ đúng cách.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới viêm họng cấp là do trẻ mắc phải các loại virus, có tới 200 loại virus liên cầu khuẩn nhóm A gây bệnh ở trẻ. Vào thời điểm thời tiết trở lạnh và độ ẩm ướt cao sẽ tạo ra môi trường phù hợp cho các loại virus này sinh sôi và phát triển.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân gây bệnh khác như thay đổi thời tiết đột ngột, trời quá lạnh, độ ẩm cao, tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá và bụi đường cũng có thể khiến bé bị viêm họng cấp.
Trong giai đoạn đầu tiên, sẽ có những dấu hiệu bé bị viêm họng điển hình như hắt hơi liên tục, ngứa mũi, nặng đầu và cơ thể có dấu hiệu mỏi mệt không thích chạy nhảy. Trong thời gian tiếp theo, các triệu chứng sẽ ngày càng nặng thêm, trẻ có thể sẽ sốt cao từ 39 đến 40 độ, kèm theo đó vùng họng có cảm giác đau rát. Trẻ sẽ bị khàn tiếng, chảy nước mũi nhầy, ho khan, môi khô, lưỡi bẩn và cơ thể luôn ở trong tình trạng mệt mỏi. Đặc biệt, có thể xuất hiện các triệu chứng như viêm tấy hạch vùng cổ, hạch gọc hàm có dấu hiệu sưng đau,…
Thông thường, khi bé bị viêm họng cấp, các triệu chứng sẽ kéo dài từ 3 tới 4 ngày, sau đó sẽ giảm dần và hết rất nhanh nếu như biết cách chữa trị hợp lý. Đối với những trường hợp bị bội nhiễm, trẻ rất có thể gặp một số biến chứng nhẹ như viêm mũi, phế quản, viêm tai, viêm vi cầu thận, viêm họng cấp do nấm hoặc viêm khớp cấp.
Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng của viêm họng cấp, phụ huynh nên cho trẻ nghỉ ngơi, và giữ ấm cơ thể của trẻ. Thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng nước muối pha loãng vào lúc mới ngủ dậy, sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Trong thời gian bé bị viêm họng cấp, cổ họng sẽ có cảm giác đau rát khi ăn, vì thế các mẹ cần chuẩn bị các món ăn mềm, loãng và dễ nuốt. Nếu trẻ sốt cao, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt và cho trẻ uống nhiều nước để bù lượng nước đã mất. Khi trẻ bị ngạt mũi, không nên cho trẻ dùng các loại thuốc nhỏ mũi co mạch trong thời gian dài, tránh để trẻ tự ý móc mũi hay dụi mũi. Đối với trẻ em dưới 12 tháng tuổi, nếu sốt quá 38 độ thì cần được đưa vào các cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị vì trẻ rất dễ bị dẫn tới co giật. Không tự ý chữa trị cho trẻ hay sử dụng các loại thốc kháng sinh nếu như không có chỉ định của các bác sĩ.
Thời điểm thời tiết bắt đầu chuyển lạnh chính là giai đoạn trẻ dễ mắc bệnh viêm họng nhất. Để đảm bảo sức khỏe và tránh cho trẻ bị viêm họng cấp, phụ huynh cần phải chú ý giữ cơ thể trẻ luôn ấm, đặc biệt ở vùng cổ và ngực. Không cho trẻ tiếp xúc quá lâu trong môi trường bụi bặm, ô nhiễm, có nhiều khói thuốc lá. Thường xuyên vệ sinh môi trường sống thật sạch sẽ để hạn chế sự phát triển của virus, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác. Ngoài ra, nên rèn luyện cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày lúc mới ngủ dậy và trước khi đi ngủ. Phụ huynh cũng nên liên tục bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin B1, B2, C giúp nâng cao sức đề kháng ở trẻ, hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể tự bảo vệ cơ thể và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể trẻ.
Uyên
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.