Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách sơ cứu khi trẻ bị chó cắn

Ngày 23/04/2022
Kích thước chữ

Chó cũng là loài động vật có nguy cơ lây bệnh dại cao, chúng có răng nanh dài và sắc nên vết cắn của chúng sẽ sâu và có thể gây viêm nhiễm. Cùng tìm hiểu những cách sơ cứu khi trẻ bị chó cắn để đảm bảo an toàn cho con.

Trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 6 tuổi thường bị chó cắn do chưa có kỹ năng phòng vệ cho bản thân. Vì thế khi bạn phát hiện trên người trẻ có vết thương do chó cắn hoặc cào, việc đầu tiên cần làm đó chính là sơ cứu trẻ bị chó cắn.

Phương pháp sơ cứu trẻ bị chó cắn

Chó là loài vật tinh nghịch, đôi khi rất hung hãn. Trẻ con thường rất yêu thích loài động vật này, việc thường xuyên tiếp xúc cũng khó tránh khỏi việc bị chó cắn. Đôi khi chỉ là đùa giỡn giữa bé và chó nhưng răng chó rất sắc nhọn, vô tình có thể gây ra những vết xước, chảy máu trên da trẻ.

Vì thế, khi phát hiện bé bị chó tấn công, dù vết thương dù chỉ là nhỏ, ba mẹ cần ngay lập tức sơ cứu cho con theo các bước sau:

Xem xét vết cắn của con

Bé bị chó cắn có sao không? Cách sơ cứu khi trẻ bị chó cắn 1 Ba mẹ cần xem xét kỹ vết cắn của chó trên cơ thể trẻ

Đầu tiên ba mẹ cần kiểm tra vết cắn của con: Cắn ở đâu, vết cắn nông hay sâu, có lỗ sâu do răng nanh cắm ngập vào hay không? Chảy nhiều máu hay không. Tùy vào tình trạng của vết thương mà chúng ta sẽ có cách sơ cứu khi trẻ bị chó cắn khác nhau.

  • Đối với vết thương nhỏ, trầy xước sơ bộ: Dù có bị chó cắn không chảy máu nhiều nhưng bạn vẫn cần xử lý vết thương bằng cách rửa dưới vòi nước, xoa nhẹ cẩn thận bằng xà phòng. Sau khi rửa sạch, bạn lau khô bằng khăn mềm, có thể dùng chút oxy già hoặc kem bôi chứa kháng sinh bôi lên vết thương để tránh nhiễm trùng. Sau đó thì đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra tình trạng.
  • Đối với tình trạng bé bị chó cắn gây rách da và mất máu, ba mẹ cần ép chặt lên hai mép vết thương ít nhất 5 – 10 phút để cầm máu, có thể chườm bằng vải sạch cho đến khi máu ngừng chảy rồi rửa vết thương để tránh nhiễm trùng. Bạn nên vết thương thật sạch bằng xà phòng dưới vòi nước đang xả để rửa trôi hết vết máu, bụi bẩn bám xung quanh.

Lúc này bé sẽ rất hoảng loạn, mẹ nên để bé nằm xuống. Nếu vết thương ở tay hay chân, gác tay hoặc chân lên cao hơn so với tim để ngăn ngừa sưng và nhiễm trùng. Nếu máu vẫn còn chảy thì có thể băng lại bằng miếng gạc sạch rồi băng lại, đừng băng chặt quá làm tắc nghẽn lưu thông máu.

Bé bị chó cắn có sao không? Cách sơ cứu khi trẻ bị chó cắn 2 Rửa sạch vết thương với xà phòng là cách hiệu quả sơ cứu trẻ bị chó cắn

Sau khi sơ cứu trẻ bị chó cắn xong thì nên ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám và điều trị chuyên khoa.

Đặc biệt nếu bé có những dấu hiệu như người xanh tái, mệt, lạnh, nhớp nháp mồ hôi thì phải có thể đưa trẻ ngay đến bệnh viện để dùng thuốc chống sốc. 

Những điều cần làm sau khi sơ cứu trẻ bị chó cắn

Bên cạnh việc áp dụng nhanh những cách sơ cứu khi trẻ bị chó cắn, ba mẹ cũng cần quan tâm đến tình trạng con chó cắn trẻ. Không nên vì quá tức giận mà đánh đập, khiến con chó bị thương hoặc giết chết. Việc giữa chúng lại để theo dõi là điều vô cùng quan trọng, để xác định liệu chúng có bị bệnh dại hay không. Đây là một căn bệnh nguy hiểm chết người, khi đã lên cơn bệnh là hầu như không còn khả năng cứu sống. Nếu nghi ngờ chó cắn bé bị bệnh dại, bạn nên nhớ đưa bé đến gặp bác sĩ trước 24 giờ để có việc xử lý và điều trị vết thương được đảm bảo. Đây là thời gian tốt nhất để có bé thể tiêm vacxin phòng bệnh dại.

Bắt con chó lại và nuôi nhốt trong khu vực bạn có thể kiểm soát được. Nên theo dõi con chó trong vòng 1 tháng để xem chó có biểu hiện lạ của bệnh dại không. Một số biểu hiện khi chó mắc bệnh dại như: chán ăn hoặc ăn những thứ khác thường, sủa khàn và gầm gừ, sủa không ra tiếng, tiết nhiều nước bọt hoặc sùi bọt mép, thường xuyên trốn trong góc và không ra ngoài ánh sáng… Khi phát hiện một trong những biểu hiện trên, bạn cần nền lập tức đưa bé đến bác sĩ để được tiêm phòng bệnh dại.

Đối với chó hoang, sau khi cắn xong đã chạy mất thì bạn nên tiêm phòng cho bé để đảm bảo an toàn. Dù việc tiêm phòng dại cũng sẽ gây ra một số ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, nhưng việc tiêm phòng là vô cùng cần thiết trong trường hợp này.

Bài viết chia sẻ một số cách sơ cứu khi trẻ bị chó cắn nhanh chóng tại nhà. Sau khi thực hiện xong thì bạn hãy nhớ đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám. Không tự ý điều trị theo mách bảo, hoặc áp dụng những kinh nghiệm dân gian để loại bỏ nọc chó vì có thể khiến bé tử vong vì bệnh dại.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm