Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hãy tham khảo ngay cách sơ cứu trẻ bị bỏng dưới đây để kịp thời cứu chữa tình trạng nguy kịch cho con trước khi đem tới bệnh viện nhé các mẹ. 1. Cách sơ
Hãy tham khảo ngay cách sơ cứu trẻ bị bỏng dưới đây để kịp thời cứu chữa tình trạng nguy kịch cho con trước khi đem tới bệnh viện nhé các mẹ.
Với các vết bỏng nói chung dù là bỏng do sét đánh hay bỏng hơi, bỏng ga,… điều đầu tiên cần làm khi con bị bỏng là ngăn chặn tác hại của nhiệt. Chính vì thế, khi làn da không còn tiếp với tác nhân gây bỏng, các mẹ cần phải làm nguội vết thương nhanh chóng. Có rất nhiều cách khác nhau để hạ nhiệt vết thương nhưng an toàn và nhanh chóng hơn cả là sử dụng nước mát sạch dội lên. Cách làm này sẽ giúp giảm nhiệt nhanh, giảm cơn đau và phù nề, viêm nhiễm cũng như độ sâu của vết thương.
Hoặc các mẹ có thể ngâm phần bị bỏng của cơ thể vào nước mát. Nếu không, hãy khẩn cấp đưa con vào nhà tắm và dùng vòi nước xả chảy lên. Tuyệt đối không dùng nước đá lạnh làm mát vì chúng có thể gây ra nhiều tổn thương cho làn da.
Điều cần biết khi chữa vết bỏng cho bé
Hoặc các mẹ có thể cắt bỏ toàn bộ quần áo che phủ vết bỏng rồi sử dụng nước mát dội lên vết thương nhẹ nhàng. Nhưng các mẹ cần lưu ý, không cởi bỏ quần áo để tránh lột da vùng bị bỏng hoặc không lột áo qua đầu trẻ vì điều này có thể làm con bị bỏng phần mặt.
Tiếp tục, hãy sử dụng khăn mát đắp lên vết thương và liện tục thay khăn để có thể hạ nhiệt nhanh chóng. Tuy nhiên, ngay sau khi tiến hành các cách sơ cứu trẻ bị bỏng, các mẹ cần phải lưu ý thêm các cách chăm sóc vết bỏng dưới đây để vết thương mau lành.
Bỏng được chia thành nhiều mức độ khác nhau. Để tránh để vết thương nặng hơn, các mẹ cần học ngay cách sơ cứ trẻ bị bỏng phía trên và một số lưu ý khi chăm sóc da dưới đây:
Sử dụng lô hội để điều trị vết bỏng. Cách làm rất đơn giản, các mẹ chỉ cần bôi gel lô hội lên vết thương mỗi ngày vài lần. Hoặc cắt lá lô hội thành từng đoạn, sau đó xét mỏng và áp vào da nhé.
Khi ở mức độ 2, việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Các mẹ cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia bác sĩ và áp dụng thêm cách làm sau. Trước tiên, sử dụng dụng nước muối sinh lý để “tráng” vết bỏng để tẩy rửa vi trùng và loại bỏ phần da chết ra khỏi vết thương. Sau đó, hong khô vết bỏng và thoa thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Cuối cùng, sử dụng băng gạc vô trùng để làm kín vết thương.
Đây là trường hợp vô cùng nặng. Vì thế, các mẹ cần phải đưa khám bác sĩ. Tránh tự ý điều trị tại nhà không có chỉ định của chuyên gia bác sĩ, tình trạng bỏng sẽ trở nên nặng hơn và khó khắc phục nhanh chóng.
Lưu ý thêm: Bỏng ở trẻ vô cùng nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong nếu bị nặng. Da của con mỏng manh hơn người lớn nên bị bỏng nhanh hơn và khó điều trị. Do đó, các mẹ cần phải thực sự chú ý và cẩn thận trong quá trình thực hiện các cách sơ cứu trẻ bị bỏng.
Cao Thu
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.