Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách xử lý khi bị giãn dây chằng bả vai

Ngày 14/11/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Giãn dây chằng bả vai tuy không quá nghiêm trọng nhưng nó sẽ gây ra các cơn đau nhức rất khó chịu ở vùng khớp vai. Nếu tình trạng này kéo dài, cảm giác đau có thể lan xuống vùng cánh tay và lưng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.

Giãn dây chằng bả vai có thể xảy ra ở bất kỳ ai, các triệu chứng của tình trạng này có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu người bệnh không biết cách xử lý và vẫn tiếp tục hoạt động như bình thường. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu những nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách xử lý khi bị giãn dây chằng bả vai trong bài viết dưới đây.

Những nguyên nhân gây giãn dây chằng bả vai thường gặp

Dây chằng bả vai có thể bị giãn do nhiều nguyên nhân, trong đó, những trường hợp phổ biến nhất phải kể đến:

  • Người thường xuyên lao động, mang vác vật nặng trên vai khiến khớp vai phải chống đỡ một lực nặng quá mức trong thời gian dài và dẫn đến giãn dây chằng.
  • Hoạt động, sinh hoạt sai tư thế. Nhất là khi khuân vật nặng trên vai để di chuyển.
  • Sử dụng chức năng bả vai quá mức.
  • Ít vận động, luyện tập thể chất.

Bên cạnh đó, một số tác nhân từ bên ngoài khác như độ tuổi, sự lão hóa của cơ thể, giới tính, môi trường… cũng tăng nguy cơ làm dây chằng bả vai bị kéo căng.

Cách xử lý khi bị giãn dây chằng bả vai 1

Những nguyên nhân gây giãn dây chằng bả vai thường gặp

Dấu hiệu nhận biết giãn dây chằng bả vai

Giãn dây chằng bả vai là tình trạng dây chằng quanh khớp vai bị căng giãn quá mức khiến chức năng duy trì khớp xương chuyển động linh động của dây chằng bị suy giảm. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy dây chằng bả vai bị tổn thương:

  • Đau nhức dữ dội ở bả vai, cảm giác đau nhói lên ở từng cơn hoặc đau âm ỉ nếu chấn thương nhẹ. Cơn đau bả vai thường giảm nhẹ đi khi nghỉ ngơi, không vận động và đau nhiều, cảm giác đau sâu bên trong khi bệnh nhân cố gắng chuyển động vai hoặc mở rộng cánh tay.
  • Khi nhấn, nắn vào vùng vai bị tổn thương sẽ có cảm giác đau như bị điện giật. Cơn đau do giãn dây chằng bả vai có thể lan xuống cánh tay và lưng.
  • Khi 2 tay buông thỏng, phía vai bị tổn thương có thể thấp hơn phía vai còn lại. Khớp vai bị giãn dây chằng sưng đỏ, ấm nóng khi sờ vào.
  • Khớp vai có cảm giác lỏng lẻo, bệnh nhân cũng có thể có cảm thấy có sự đứt, rách ở bên trong, không thể cử động khớp hay mở rộng cánh tay.
  • Khả năng vận động, sức mạnh bả vai bị giảm suốt.
  • Nếu không được điều trị sau khi bị giãn dây chằng, 2-3 tuần sau bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng teo cơ xung quanh vai.

Cách xử lý khi bị giãn dây chằng bả vai 2

Dấu hiệu nhận biết giãn dây chằng bả vai

Cách xử lý khi bị giãn dây chằng bả vai

Giãn dây chằng bả vai không phải tình trạng quá nghiêm trọng, hầu hết các trường hợp giãn dây chằng bả vai đều có thể tự khắc phục tại nhà bởi một số phương pháp đơn giản như:

Chườm, xịt lạnh

Nhiệt độ thấp sẽ làm các mao mạch máu ở bả vai co lại, giảm lượng máu lưu thông đến vị trí này, từ đó, lượng oxy, bạch cầu cũng giảm xuống. Nhờ đó mà cơn đau do giãn dây chằng bả vai và phản ứng viêm cũng sẽ giảm bớt. Tuy nhiên, để hạn chế nguy cơ bỏng lạnh, bạn không nên để da tiếp xúc trực tiếp với đá mà hãy dùng khăn vải dày bọc đá trước khi áp lên vùng bả vai hoặc túi chườm lạnh chuyên dụng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng chai xịt lạnh Frigofast Spray để xịt lên bả vai khi bị giãn dây chằng. Sản phẩm có khả năng khoanh vùng vết thương, làm lạnh tức thời nên làm giảm cơn đau nhức rõ rệt, cải thiện hiện tượng sưng tấy. Chỉ sau khoảng 3-5 lần xịt, bệnh nhân có thể hoạt động bình thường trở lại. Chai xịt lạnh Frigofast Spray không chứa chất độc hại nên an toàn cho sức khỏe khi sử dụng.

Chai xịt lạnh Frigofast Spray được ưa chuộng sử dụng bởi các đặc điểm như:

  • Cơn đau giảm rõ rệt, cải thiện tình trạng sưng tấy, có thể hoạt động trở lại bình thường chỉ sau 3-5 lần xịt liên tiếp.
  • Khả năng làm lạnh tức thời, khoanh vùng vết thương nên giúp giảm sưng đau khi va chạm.
  • Không chứa chất độc hại, hoàn toàn an toàn cho sức khỏe người dùng.
  • Có thể dùng trực tiếp ngay chấn thương, nhưng không nên dùng đối với vết thương bị hở.

Cách xử lý khi bị giãn dây chằng bả vai 3

Chai xịt lạnh Frigofast Spray làm lạnh tức thời nên làm giảm cơn đau nhức rõ rệt

Tập luyện với cường độ thích hợp

Bệnh nhân bị giãn dây chằng bả vai nên hạn chế vận động nặng, sử dụng bả vai quá mức để tránh tạo thêm áp lực cho vùng khớp này. Tuy nhiên nếu thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng cũng có thể tăng sự linh hoạt cho khớp xương. Tập luyện phục hồi bả vai với cường độ thích hợp sẽ giúp nâng cao sức khỏe thể chất cũng như sức khỏe tinh thần. Từ đó, quá trình phục hồi của bả vai sẽ rút ngắn hơn.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp bệnh nhân chống chịu các cơn đau nhức ở bả vai khi bị giãn dây chằng tốt hơn, đồng thời cũng tăng hiệu quả chữa lành tổn thương. Người bị giãn dây chằng bả vai nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm, vitamin, axit béo omega-3, các loại thực phẩm chống oxy hóa để tăng cường sức khỏe. Tránh sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, chất kích thích hay đồ đông lạnh.

Cách xử lý khi bị giãn dây chằng bả vai 4

Thực phẩm chứa nhiều đạm giúp phục hồi tổn thương nhanh hơn

Sử dụng thuốc giảm đau

Khi bị giãn dây chằng bả vai, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng một số loại thuốc để tăng hiệu quả làm lành tổn thương, giảm đau cho người bệnh. Bạn chỉ nên sử dụng những loại thuốc được bác sĩ kê đơn chứ không nên tùy tiện mua thêm thuốc bên ngoài về để tự dùng. Sử dụng thuốc giảm đau không đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, thận và dạ dày của người bệnh.

Giãn dây chằng bả vai tuy không phải vấn đề quá nghiêm trọng nhưng những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe cũng như việc sinh hoạt của người bệnh lại không dễ chịu chút nào. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn có thể xử lý đúng cách khi bị giãn dây chằng bả vai.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm