Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các cách tập luyện phục hồi giãn dây chằng vai đơn giản ngay tại nhà

Ngày 20/05/2022
Kích thước chữ

Giãn dây chằng vai là căn bệnh phổ biến có thể xảy ra ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Giải pháp hiệu quả và dễ thực hiện ngay tại nhà đó chính là thực hiện các bài tập đơn giản và nhẹ nhàng để cơ xương và khớp vai được linh hoạt và dẻo dai.

Giãn dây chằng vai không chỉ gây khó khăn và cản trở cho bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị mà còn kéo dài đến tận sau này. Nhưng đừng quá lo lắng vì nhà thuốc Long Châu sẽ giới thiệu cho bạn những cách tập luyện phục hồi giãn dây chằng vai sau đây.

Nguyên nhân của việc giãn dây chằng vai

Trong đời sống sinh hoạt  hàng ngày thì sự vận động của con người liên quan rất nhiều đến các khớp và cơ vai. Việc cầm nắm hay mang vác mọi thứ cũng phải nhờ đến chứng năng và hoạt động của chúng. Giãn dây chằng vai xuất hiện khi bệnh nhân vận động quá mạnh hay sử dụng đến cơ vai quá mức, lúc này các cơ phải chịu đựng áp lực thường xuyên. Do đó dẫn đến việc dây chằng bị kéo giãn căng, thậm chí là bị đứt.

Các cách luyện tập phục hồi giãn dây chằng vai đơn giản ngay tại nhà 1

Luyện tập thể thao quá sức là nguyên nhân dẫn đến giãn dây chằng vai

Ngoài ra, những nguyên nhân và chấn thương đã xảy ra trong quá khứ cũng có thể khiến cho dây chằng vai bị giãn. Ví dụ như việc chống tay xuống đất khi bị ngã hoặc đập vai xuống đất quá mạnh sẽ khiến cho dây chằng bao khớp lỏng lẻo. Lúc này các bộ phận bên trong bao gồm khớp, cơ, xương chủ yếu là dây chằng vai bị tổn thương nghiêm trọng.

Giãn dây chằng vai được coi là ác mộng đối với những người đã và đang gặp phải bệnh lý này. Nó khiến cho bệnh nhân phải chịu những cơn đau dai dẳng âm ỉ lâu ngày. Thậm chí đau đến tím tái người khi phải vươn vai hay thực hiện những động tác liên quan đến cơ vai. 

Hơn thế nữa, bệnh nhân phải chịu những áp lực tâm lý khi phải lo lắng về cảm giác đau xuất hiện quá thường xuyên và cuộc sống hàng ngày của họ cũng bị ảnh hưởng.

Cách tập luyện phục hồi giãn dây chằng vai 

Sau một quá trình điều trị lâu dài thì các chức năng cũng như dây chằng vai sẽ được cải thiện hơn. Bệnh nhân sẽ không còn cảm thấy đau như trước và cũng có thể bắt đầu hoạt động lại như bình thường. Tuy nhiên điều này phải kết hợp với việc luyện tập thường xuyên bởi vì lúc này, dây chằng được cho là chưa phục hồi hoàn toàn.

Nếu như bệnh nhân quá chủ quan và không biết cách luyện tập sẽ dẫn đến việc bệnh lý bị tái phát. Nắm bắt được vấn đề đó, sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những bài tập hiệu quả có liên quan:

Dao động cánh tay

Đầu tiên, bệnh nhân cần bám một bên tay lành vào một vật tựa chắc chắn như bàn hoặc ghế. 

Bên tay vai bị đau thì chuyển động nhẹ nhàng bằng cách lắc theo hướng trước sau rồi từ từ quay theo vòng tròn.

Khi thực hiện động tác không được vòng tay ra sau lưng và tránh giới hạn bởi khớp gối.

Các cách luyện tập phục hồi giãn dây chằng vai đơn giản ngay tại nhà 2

Bài tập dao động cánh tay

Bắt chéo tay

Thư giãn và khởi động nhẹ khớp vai, tiếp theo từ từ bắt chéo 1 tay qua ngực với càng xa càng tốt. Chú ý giữ phần cánh tay bằng cách gập tay còn lại vào và đỡ.

Giữ trong tư thế đó và giãn từ từ trong vòng 30 giây.

Lặp đi lặp lại tương tự nếu cả hai bên vai đều đau.

Xoay trong vai 

Bệnh nhân cần chuẩn bị một cây gậy nhỏ sau đó đặt ở phía sau lưng. Tay bên phía vai bị đau đặt vào phần cuối cây gậy, tay còn lại thì cầm vào vị trí gần đó.

Kéo, đẩy cho cây gậy về phía vai không bị đau theo chiều dọc nhưng không để cho vai xuất hiện cảm giác đau.

Giữ nguyên tư thế trong vòng 30 giây và thư giãn 30 giây. Động tác nên thực hiện tổng cộng là 8 lần, mỗi bên là 4 lần.

Động tác xoay ngoài 

Chuẩn bị một cây gậy sau đó đặt phần tay đau lên phần đầu. Tay còn lại cầm vào phần cuối sao cho 2 khuỷu tay vuông góc với nhau.

Đưa cây gậy di chuyển theo chiều dọc sao cho tay bên vai bị đau được vươn ra tối đa.

Giữ động tác trong vòng 30 giây, thư giãn 30 giây và lặp lại.

Chú ý, khi thực hiện những động tác với gậy thì không được để gậy xoắn hay vặn gậy, giữ hông sao cho thẳng.

Nằm căng giãn vai 

Nằm nghiêng trên một mặt phẳng như giường hay bàn và kê đầu trên một chiếc gối cho dễ chịu.

Đặt hai tay xuống bên dưới phần thân để cho tay không đau đè lên trên tay bị đau.

Lúc tập thì có cảm giác căng phần sau trên ở ngoài vai và cảm giác vai và tay bị đau.

Giữ trong vòng 30 giây sau đó thư giãn. Thực hiện động tác 3 lần mỗi ngày, mỗi lần lặp đi lặp lại động tác 4 lần.

Các cách luyện tập phục hồi giãn dây chằng vai đơn giản ngay tại nhà 3

Bài tập nằm giãn căng vai

Động tác chèo thuyền

Bệnh nhân cần chuẩn bị một loại dây thun to để cột vào tường hoặc một vị trí nào đó chắc chắn (dây lò xo, dây thun thường sử dụng ở phòng tập thể hình).

Sau đó đứng cách vị trí đã được cột dây thun khoảng 3 bàn chân.

Sử dụng tay của phần vai bị đau kéo lấy phần dây chun sao cho sát lại với phần thân của mình.

Chú ý giữ chắc vai trong lúc đang tập.

Bên trên là một vài những động tác mà bệnh nhân có thể luyện tập để phục hồi giãn dây chằng vai. Trong lúc tập có thể khiến cho phần chấn thương bị đau nhức hay khó chịu nhưng nên nhớ phải thật kiên trì nhất có thể.

Cách tập luyện phục hồi giãn dây chằng vai nên được áp dụng hàng ngày cho những bệnh nhân sau cuộc trị liệu. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp cho các bệnh nhân có thể vượt qua và dứt điểm được những chấn thương do giãn dây chằng để lại.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng Hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin