Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi nhắc đến chất đạm, chúng ta đều dễ dàng để liên tưởng đến hình ảnh những miếng thịt bò đỏ tươi, những chiếc đùi gà với lớp da vàng chắc khỏe hay những con tôm tươi sống đang nhảy tanh tách. Tuy nhiên, thực tế các thực phẩm chứa nhiều đạm thực vật cũng cung cấp nguồn dinh dưỡng này.
Chất đạm được định nghĩa là một chất hữu cơ giàu dinh dưỡng có trong cả động vật cũng như thực vật, giúp cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể và là thành phần cấu tạo của phần lớn các cơ quan trong cơ thể. Nếu như đạm động vật xuất hiện nhiều nhất trong các loại thịt, hải sản, trứng, sữa hay cá nước ngọt... thì đạm thực vật lại có mặt dày đặc trong các loại đậu như: Đậu xanh, đậu nành, đậu phụ, vừng, hạt hướng dương, rau xanh....
Chất đạm được xem là thành phần chủ yếu giúp cấu tạo nên các tế bào và màng tế bào, có chức năng điều tiết các hoạt động sống diễn ra trong cơ thể người, nhờ vậy mà cơ thể khỏe mạnh, từ đó tăng cường sức đề kháng.
Những yếu tố cần thiết để cấu thành nên cơ thể như cơ, da, xương hay các cơ quan nội tạng phần lớn đều được cấu tạo từ protein (chất đạm). Mỗi ngày, mỗi người trong chúng ta cần được cung cấp khoảng 1.25gr chất đạm/1kg thể trọng để cơ thể hoạt động khỏe mạnh, sự trao đổi chất diễn ra được thuận lợi.
Đạm thực vật là gì? Giữa đạm động vật và đạm thực vật cái nào thực sự tốt hơn? Đây hiện đang là những câu hỏi được khá nhiều người quan tâm hiện nay. Nếu như đạm động vật có nhiều nhất trong các loại thịt, hải sản, trứng, sữa hay cá nước ngọt thì đạm thực vật lại có nhiều trong các loại đậu như: Đậu xanh, đậu nành, đậu phụ, vừng, hạt hướng dương, rau xanh...
Chất đạm là một chất hữu cơ giàu có về dinh dưỡng trong cả động vật và thực vật, nó cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể và là thành phần cấu tạo của hầu hết các cơ quan trong cơ thể kể cả nội tiết tố, huyết cầu và enzym cho cơ thể. Hiểu được tầm quan trọng của đạm thực vật hay protein thực vật là gì có ý nghĩa rất bức thiết, giúp cân bằng được thực phẩm với dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày.
Về mặt khoa học, đạm thực vật còn được gọi là protein không đầy đủ bởi lẽ nó có giá trị sinh học kém hơn do thiếu một hoặc nhiều acid amin thiết yếu, hoặc các acid amin được sắp xếp không được cân đối với nhau. Trong khi đó, đạm động vật mặc dù chứa nhiều acid amin quan trọng nhưng lại không đồng nhất và thường tồn tại dưới dạng liên hợp như Nucleoprotein, Lipoprotein... nên sẽ tạo ra các sản phẩm gây hại cho cơ thể như acid uric, urê, nitrat, nitric, cholesterol... trong quá trình chuyển hóa, dẫn đến các vấn đề cho cơ thể.
Đạm thực vật có chứa nhiều nhất trong các loại rong biển, họ đậu, các loại nấm. Cơ thể mỗi người là hoàn toàn khác nhau nên cần bổ sung đạm vừa phải, phù hợp với từng người. Đạm thực vật cũng có một số nhược điểm là thường bị thiếu một số amin thiết yếu hay một số khoáng chất như vitamin D, vitamin B12. Tuy nhiên, bù lại thì đạm thực vật lại rất giàu axit béo chưa no nên vô cùng tốt cho sức khỏe.
Một chế độ ăn uống lành mạnh là cần phải đảm bảo đầy đủ hàm lượng protein thiết yếu mà không có thêm chất béo và cholesterol. Việc cân bằng giữa protein thực vật và động vật là vô cùng tối cần thiết.
Bên cạnh việc bảo đảm cung cấp hàm lượng protein thực vật và động vật mỗi ngày qua thực phẩm hằng ngày và thực phẩm bổ sung thì cũng cần chú trọng cung cấp cho cơ thể có đủ nước, khoáng chất, vitamin, chất bột đường và chất béo, đồng thời tập luyện tinh thần lạc quan, tập thể dục thể thao đều đặn để duy trì một sức khỏe bền lâu.
Trên thực tế, có rất nhiều loại thực vật giàu chất đạm mà chúng ta có thể liệt kê thêm bổ sung vào bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là đối với những người có thói quen ăn chay, không thích thịt động vật thì lựa chọn bổ sung đạm thực vật là điều vô cùng đúng đắn. Vậy thực phẩm chứa nhiều đạm thực vật chứa những gì?
“Đạm thực vật chứa những gì?” Câu trả lời chính là các loại đậu như đậu phộng, đậu đỏ, đậu xanh. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thì phụ nữ cần tiêu thụ 46g chất đạm mỗi ngày và đối với nam giới là 56g.
Trên thực thế, các loại hạt thường có chứa lượng đạm rất ít, tuy nhiên, hạt diêm mạch thì lại là một ngoại lệ, mỗi chén hạt diêm mạch có chứa tới hơn 8 gram đạm, bao gồm 9 loại axit amin thiết yếu đối với cơ thể, chính vì thế, hạt diêm mạch có thể cung cấp nguồn chất đạm tuyệt hảo, đặc biệt với những người đang có chế độ giảm cân.
Hạt hướng dương và hạt mè có chứa lượng protein thực vật và chất béo khá cao, theo nghiên cứu chỉ ra thì trong một nửa chén hạt hướng dương có chứa tới 14.6g chất đạm, nửa chén hạt mè là 10.8g.
Một số loại rau màu xanh đậm như bông cải, cải bó xôi... không những chứa lượng chất chống oxy hóa và chất xơ dồi dào cho sức khỏe của hệ tim mạch mà còn chứa một lượng chất đạm thực vật đáng kể mà người tiêu dùng có thể hấp thụ.
Ngoài ra, đạm thực vật còn rất phong phú trong các loại thực vật như: Bơ từ thực vật, mì căn, sữa thực vật, bột ca cao không đường…
Nếu bạn là người ăn chay trường kỳ hoặc đang bắt buộc tuân theo khuôn khổ của một chế độ ăn uống khắt khe, thì đừng quá lo lắng. Bởi nguồn đạm từ thực vật rất tốt cho sức khỏe, và nó giúp đảm bảo cho cơ thể bạn có được protein hoàn chỉnh thiết yếu để bạn có một cuộc sống khỏe mạnh như bình thường. Bên cạnh đó, bạn cũng cần coi trọng đến việc cung cấp cho cơ thể đầy đủ nước, khoáng chất, vitamin, chất bột đường và chất béo tốt, đồng thời luôn duy trì trong một tinh thần lạc quan, tập thể dục thể thao đều đặn để duy trì một sức khỏe bền lâu.
Hường
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.