Kháng sinh là các chất có nguồn gốc tự nhiên, được con người cải tiến bằng các phương pháp hoá học để ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn, virus. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, càng có nhiều loại kháng sinh tổng hợp (như kháng sinh nhóm sulfamid) và bán tổng hợp (kháng sinh ampicillin, kháng sinh nhóm quinolon,…) ra đời để phục vụ cho việc nghiên cứu và điều trị bệnh cho con người.
Penicillin là một trong những kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Tìm hiểu chung về kháng sinh penicillin
Kháng sinh penicillin là gì?
Nhóm beta-lactam gồm các phân nhóm nhỏ hơn là penicillin, cephalosporin, carbapenem, monobactam và các chất ức chế beta-lactamase, hoạt động bằng cơ chế ức chế tổng hợp thành tế bào peptidoglycan của vi khuẩn.
Kháng sinh beta-lactam được xem là một trong những loại kháng sinh hiệu quả và an toàn nhất. Tuy nhiên, nhiều báo cáo về phản ứng có hại liên quan đến loại kháng sinh này làm hạn chế việc sử dụng cũng như phải chuyển sang những loại kháng sinh phổ rộng hơn, đồng nghĩa với việc làm tăng tỉ lệ đề kháng kháng sinh, gây khó khăn cho việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn thông thường.
Penicillin là một trong những loại kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.
Được phát hiện tình cờ cách đây gần 100 năm trong một phòng thí nghiệm ở London, nó đã được sử dụng trên lâm sàng hơn 75 năm và vẫn được kê đơn rộng rãi để điều trị một số loại nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm viêm phổi, STDs, v.v.
Phân nhóm penicillin được nghiên cứu và phát triển gồm các kháng sinh: Penicillin G và V, penicillin A (ampicillin, amoxicillin, bâcmpicillin), penicillin M (meticillin, oxacillin, cloxacillin, dicloxacillin, nafcillin), carboxypenicillin (carbenicillin, ticarcillin) và ureidopenicillin (mezlocillin, piperacillin).
Phổ kháng khuẩn và chỉ định điều trị
Phổ kháng khuẩn của các kháng sinh tuỳ từng phân nhóm:
Penicillin G và V:
-
Phổ kháng khuẩn cả gram âm và gram dương: Gram dương (Streptococcus sp., S.aureus không tiết penicillinase, Bacillus anthrasis, Corynetobacterium diphteria, Listeria, Clostridium), gram âm (N.meningitidis, Treponema pallidum).
-
Chỉ định điều trị: Các bệnh nhiễm trùng tại chỗ hay toàn thân do vi khuẩn nhạy cảm như nhiễm trùng phổi, huyết, viêm màng não, nội tâm mạc, bệnh than, giang mai, lậu,…
Penicillin A:
-
Là phổ kháng khuẩn của penicillin G mở rộng thêm một số vi khuẩn gram âm.
-
Chỉ định điều trị: Nhiễm trùng hô hấp trên và nhiễm trùng hô hấp dưới, viêm đường tiết niệu do Enterobacter, E.coli; viêm màng não; phối hợp trog phác đồ điều trị H.pylori gây loét dạ dày.
Penicillin M:
Phổ kháng khuẩn của penicillin G và tác động cả Staphylococcus aureus tiết penicillinase nhạy cảm meticillin (MSSA).
Carboxycillin:
Phổ kháng khuẩn của penicillin A và P.aeruginosa, Enterobacter.
Ureidopenicillin:
-
Là kháng sinh có phổ rộng nhất trong nhóm, bao gồm phổ kháng khuẩn của carboxypenicillin thêm Klebsiella, Bacteroides.
-
Điều trị nhiễm trùng nặng do vi khuẩn gram âm và vi khuẩn kỵ khí, được dùng làm kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật hệ tiêu hoá và sản phụ khoa
Tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh penicillin
Khi dùng penicillin để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn liên quan, một số tác dụng phụ có thể xảy ra như: Tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, lưỡi đen,…
Các triệu chứng xảy ra khi dị ứng penicillin
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), khoảng 10% tổng số bệnh nhân ở Hoa Kỳ cho biết đã từng có phản ứng dị ứng với penicillin trong quá khứ, nhưng trên thực tế, hầu hết bệnh nhân không có phản ứng thực sự qua trung gian IgE.
Trên thực tế, các chuyên gia ước tính rằng ít hơn 1% dân số thực sự bị dị ứng với penicillin.
Các dấu hiệu của phản ứng dị ứng thực sự qua trung gian IgE (loại 1) với penicillin bao gồm:
-
Các phản ứng xảy ra ngay lập tức hoặc trong vòng một giờ sử dụng.
-
Phát ban màu hồng hoặc đỏ kèm ngứa dữ dội.
-
Phù mạch: Phù cục bộ không nổi mề đay, ảnh hưởng đến dạ dày, mặt, tứ chi, cơ quan sinh dục, hầu họng hoặc thanh quản.
-
Thở khò khè.
-
Hụt hơi.
-
Sốc phản vệ.
Biểu hiện của phát ban da
Sốc phản vệ, gồm ít nhất hai triệu chứng trong các phản ứng dưới đây:
-
Da: Nổi mề đay, đỏ bừng, ngứa hoặc phù mạch.
-
Hô hấp: Ho, nghẹt mũi, khó thở, tức ngực, thở khò khè, cảm giác cổ họng đóng lại hoặc nghẹn, thay đổi chất lượng giọng nói.
-
Tim mạch: Hạ huyết áp, ngất xỉu, nhịp tim nhanh, đau ngực, cảm giác chết chóc, mất ý thức.
-
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy.
Phản ứng chậm do dị ứng penicillin:
Các phản ứng dị ứng với penicillin, ít gặp hơn xảy ra sau vài ngày hoặc vài tuần sau khi sử dụng thuốc và có thể tồn tại một thời gian sau khi bạn ngưng dùng thuốc. Các phản ứng này bao gồm:
-
Bệnh huyết thanh, có thể gây buồn nôn, sốt, phát ban, đau khớp.
-
Thiếu máu do thuốc, gây giảm số lượng hồng cầu, mệt mỏi, khó thở, nhịp tim không đều.
-
Hội chứng DRESS, là một dạng của phản ứng quá mẫn, dẫn đến phát ban, tăng số lượng bạch cầu, sưng hạch bạch huyết và tái phát nhiễm trùng viêm gan không hoạt động.
-
Hội chứng Stevens-Johnson hoặc hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN), là các phản ứng quá mẫn trên da mức độ nặng, đặc trưng bởi các tổn thương đa dạng trên da và niêm mạc, bao gồm phồng rộp và bong tróc da. nghiêm trọng
-
Viêm thận.
-
Sốt.
-
Tiểu ra máu.
-
Lú lẫn.
Chẩn đoán dị ứng penicillin
Các nghiên cứu ghi nhận, cứ 10 bệnh nhân thì có 1 bệnh nhân được chẩn đoán là dị ứng với penicillin.
Để chẩn đoán bệnh nhân dị ứng penicillin thường sẽ dựa vào tiền sử liên quan đến các phản ứng dị ứng. Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán dị ứng, như test da cho những bệnh nhân có tiền sử phát ban, nổi mề đay, phù nề. Thực hiện test da bằng cách chích vào một lượng penicillin để thử phản ứng. Nếu test da âm tính, sẽ tiếp tục tiến hành test nội bì. Nếu xét nghiệm này vẫn tiếp tục âm tính, vẫn chưa chắc chắn được bệnh nhân này có bị dị ứng hay không. Để chẩn đoán chính xác hơn, người bệnh sẽ được cho uống một liều penicillin và giám sát các triệu chứng lâm sàng để đánh giá.
Phương pháp test da
Phân loại nguy cơ khi đánh giá bệnh nhân dị ứng kháng sinh penicillin và hướng xử trí
|
Nguy cơ thấp
|
Nguy cơ trung bình
|
Nguy cơ cao
|
Tiền sử
|
Những phản ứng không phải dị ứng như các rối loạn đường tiêu hóa, đau đầu.
Ngứa không kèm nổi mề đay.
Phản ứng chưa xác định rõ không qua trung gian Ig-E từ ít nhất 10 năm trước.
Tiền sử gia đình có người bị dị ứng với penicillin.
|
Nổi mề đay hoặc các phản ứng ban ngứa khác.
Phản ứng qua trung gian Ig-E nhưng không phải là phản vệ.
|
Có triệu chứng phản vệ.
Test da dương tính.
Phản ứng xuất hiện khi sử dụng lại penicillin.
Phản ứng với nhiều kháng sinh beta-lactam.
|
Hướng xử trí
|
Có thể cho bệnh nhân dùng kháng sinh amoxicillin dưới sự theo dõi của cán bộ y tế (CBYT).
|
Có thể tiến hành test da, nếu test âm tính, có thể tái sử dụng amoxicillin dưới dự theo dõi của CBYT.
Chuyển bệnh nhân tới chuyên khoa để điều trị và theo dõi chặt chẽ.
|
Chuyển bệnh nhân tới chuyên khoa để điều trị và theo dõi chặt chẽ.
Hoặc tiến hành giải mẫn cảm.
|
DS Lê Thị Bảo Trân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp