Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cảm cúm ho ra máu có nguy hiểm không?

Ngày 30/04/2018
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khi bị cảm cúm ho ra máu rất nguy hiểm, vì máu chảy ra sẽ gây tắc nghẽn đường thở, bệnh nhân có thể không thở được mà dẫn đến chết ngạt, hoặc nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm mà bạn không biết.

Khi bị cảm cúm ho ra máu rất nguy hiểm, vì máu chảy ra sẽ gây tắc nghẽn đường thở, bệnh nhân có thể không thở được mà dẫn đến chết ngạt, hoặc nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm mà bạn không biết.

1. Cảm cúm ho ra máu có nguy hiểm không?

Ho ra máu là tình trạng bệnh lý thường gặp trong các ca cấp cứu hồi sức các bệnh đường hô hấp. Mùa đông thời tiết lạnh thường nguyên nhân dẫn đến các bệnh đường hô hấp gia tăng, trong đó bao gồm các bệnh là nguyên nhân gây cảm cúm ho ra máu cũng tăng theo.

Triệu chứng báo hiệu bệnh lý nguy hiểm

Cảm cúm ho ra máu là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, thay đổi từ bệnh hết sức nhẹ nhàng như viêm phế quản cấp cho tới bệnh nặng hơn nhiều như ung thư phế quản. Cảm cúm kèm ho ra máu có những nguyên nhân thường gặp như lao phổi, ung thư phế quản, phù phổi, giãn phế quản, thuyên tắc động mạch phổi... Ho ra máu cũng có thể do u lành phế quản, u mạch máu đơn độc, dị dật mạch máu,  xuất huyết phế nang, vỡ phình động mạch chủ, bệnh nhân mở khí quản...Trường hợp ho ra máu do ung thư phế quản cho dù không nguy hiểm trước mắt nhưng đây là bệnh mà đa số là không điều trị được nên tiên lượng lâu dài sẽ xấu hơn. Ngược lại ho ra máu do lao phổi thì trước mắt tuy lượng máu nhiều đe dọa tử vong nhưng nếu điều trị qua được giai đoạn cấp tính này và điều trị lao thành công thì không còn nguy hiểm nữa. Vì cơ bản là bệnh lao ngày nay đã có thể điều trị được.

Biểu hiện lâm sàng

Cảm cúm kèm theo máu ho ra màu đỏ tươi, ra trong hoặc sau cơn ho. Máu có bọt, các bóng khí và không lẫn thức ăn. Máu có thể lẫn đờm (điều này chứng tỏ máu ra từ phế quản).

Số lượng máu ho ra có thể ít, chỉ vài tia máu lẫn trong các chất khạc chỉ vài mililit hoặc ra với số lượng trung bình từ vài chục đến một vài trăm mililit, thậm chí nhiều hơn: trên 200ml ộc ra ngoài ào ạt, sặc sụa, người bệnh vừa ộc máu, vừa ho, cảm càng ho càng ộc ra nhiều máu hoặc máu chảy ra không thoát ra ngoài được. Trường hợp này dễ dẫn tới tử vong vì máu đông lại trong đường hô hấp, bít tắc các phế quản, làm cho bệnh nhân giãy giụa, nghẹt thở.

Cảm cúm ho ra máu có nguy hiểm không? 1

Cảm cúm ho ra máu thể nhẹ chỉ tia máu lẫn chất khạc, thể  nặng có thể là vài trăm mililit

Cảm cúm ho ra máu có thể ngắn chỉ một vài ngày, thậm chí trong 1 ngày hoặc kéo dài hơn 5-7 ngày rồi bớt dần và ngừng hẳn. Có trường hợp không điều trị thì ho ra máu kéo dài cả tháng, thành từng đợt, mỗi đợt cách nhau vài ngày. Đuôi máu là thời điểm sau khi ho ra máu nhiều, ban đầu máu màu đỏ tươi, nay ra số lượng ít dần, có màu nâu, nâu xám, màu gỉ sắt hay bã trầu. Đây là giai đoạn đi đến ngừng hẳn của ho ra máu, có giá trị báo hiệu.

2.  Cách xử trí khi bị cảm cúm ho ra máu

Tùy tình trạng cảm cúm ho ra máu nặng hay nhẹ, nguyên nhân gây cảm cúm ho rau máu mà điều trị tại nhà hay chuyển đến bệnh viện.

Ho ra máu nhẹ:

Khi lượng máu ho ra dưới 50ml/ngày và máu ho ra chỉ thành vệt, lẫn trong chất khạc hoặc chỉ ho ra vài ngụm máu nhỏ. Việc bạn cần thực hiện là: nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, dùng các thuốc an thần cầm máu, giảm ho theo chỉ định kê đơn của dược sĩ/bác sĩ... Giảm các hoạt động mạnh, uống nước mát, lạnh. Ăn đồ ăn lỏng (sữa, súp) hoặc nửa lỏng (cháo, mì, miến, phở...). Không ăn các thức ăn khó tiêu và những đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích.

Tình trạng cảm cúm ho ra máu nhẹ dù đã điều trị tại nhà dứt nhưng vẫn cần đi khám bác sĩ để tránh việc tình trạng báo hiệu bệnh lí khác.

Cảm cúm ho ra máu có nguy hiểm không? 2

Với tình trạng ho ra máu nhẹ, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi và dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Ho ra máu trung bình:

Khi lượng máu ho ra từ 50-200 ml/ngày. Bệnh nhân cần được đưa đi bệnh viện ngay để điều trị kịp thời, tránh mất nhiều máu.

Ho ra máu nặng:

Cảm cúm ho nhiều sẽ dẫn đến tình trạng Khi lượng máu ho ra trên 200ml/ngày. Bệnh nhân đưa đi cấp cứu ngay để được điều trị và theo dõi tại bệnh viện. Trường hợp mất máu nhiều cần thiết phải truyền máu.

Cảm cúm ho ra máu có nguy hiểm không? 3

Có những trường hợp ra máu nhiều quá người bệnh phải được truyền máu bổ sung

Cảm cúm ho ra máu không đơn thuần chỉ là bệnh lí cảm cúm thông thường mà có thể nó cảnh báo bệnh lí nguy hiểm khác. Do đó, gặp phải tình trạng này bạn phải đi khám và điều trị ngay ở bệnh viện uy tín nhé.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Cảm cúm