Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Cảm cúm trong thời gian rụng trứng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Ngày 29/04/2018
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Cảm cúm trong thời gian rụng trứng không ảnh hưởng đến thai nhi nếu bạn có chế độ chăm sóc và tầm soát bệnh tốt.

Cảm cúm trong thời gian rụng trứng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không, làm sao để nhận biết và phòng ngừa là thắc mắc chung của rất nhiều chị em. Để giải đáp băn khoăn này, bạn cùng tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây bạn nhé!

Cảm cúm trong thời gian rụng trứng có ảnh hưởng đến thai nhi không? 1Cảm cúm trong thời gian rụng trứng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Cảm cúm trong thời gian rụng trứng có nguy hiểm đến thai nhi?

Cảm cúm trong thời gian rụng trứng cũng có nguyên nhân như các loại cảm cúm thông thường. Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm, do virus cúm gây nên, cúm có nhiều nhóm bao gồm cúm nhóm A, B, C và cúm nhóm A và B là 2 loại phổ biến nhất.

Trong thời gian rụng trứng và giai đoạn mang thai nói chung, sức đề kháng của thai phụ suy giảm khiến mẹ dễ bị nhiễm bệnh. Nếu nhiễm bệnh trong thời gian này cần phải chăm sóc và điều trị cẩn thận nếu bạn đang có kế hoạch có bé.

Thông thường sau rụng trứng 7 – 10 ngày, hợp tử mới hình thành trong buồng tử cung. Nếu bệnh cúm phát triển và khỏi hẳn trong khoảng thời gian này, người mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bệnh cúm kéo dài trên 7 ngày, mẹ cần phải lưu ý đến vấn đề chăm sóc.

Cảm cúm vẫn kéo dài cho đến khi có thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn tác động không tốt đến thai nhi. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà thai nhi cũng chịu ảnh hưởng nặng nhẹ khác nhau, trường hợp nguy hiểm nhất có thể gây dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Nhận biết cảm cúm trong thời gian rụng trứng

Cảm cúm trong thời gian rụng trứng có nguy hiểm đến thai nhi không? 2Cảm cúm trong thời gian rụng trứng có biểu hiện sổ mũi, nghẹt mũi

Nhận biết dấu hiệu cúm trong thời gian mang thai sẽ giúp mẹ bầu có cách bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của mình và bé trong bụng.

Mẹ bầu nhiễm bệnh cúm trong khi mang thai có thể nhận biết bằng một hoặc các triệu chứng chung như: sốt nhẹ hoặc sốt cao, ho khan, ớn lạnh, viêm họng, đau đầu, đau nhức các cơ, nghẹt mũi, chảy nước mũi, mệt mỏi kéo dài liên tục trong 2 tuần.

Lời khuyên của các chuyên gia dành cho mẹ là nếu trong vòng 48 giờ khi nhận thấy các triệu chứng trên, mẹ nên gặp bác sĩ để được kiểm tra, hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị cảm cúm phù hợp nhất.

Điều trị cảm cúm trong thời gian rụng trứng

Cảm cúm trong thời gian rụng trứng có nguy hiểm ?đến thai nhi không? 3Tiêm phòng cúm là biện pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả

Như vậy, điều trị cúm trong thời gian rụng không quá khó khăn, bạn chỉ cần giữ tâm lý thoải mái nhất, có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ sức khỏe và tạo điều kiện để quá trình thụ thai được diễn ra suôn sẻ nhất.

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ để tầm soát bệnh cũng như theo dõi sự phát triển của bé trong bụng. Tốt nhất, sau khoảng 10 tuần, mẹ nên đi siêu âm, xét nghiệm để kiểm tra chính xác thai nhi có bị dị tật hay không để có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời.

Nếu mẹ bị cúm trong thời gian mang thai, mẹ bầu không được khuyến cáo tiêm phòng cúm vì vắc-xin chủng ngừa cúm có ảnh hưởng đến thai nhi.

Tóm lại, cảm cúm trong thời gian rụng trứng không ảnh hưởng đến thai nhi nếu người mẹ chăm sóc và tầm soát bệnh tốt. Nếu có kế hoạch sinh con, bạn nên tiêm phòng chủng ngừa cúm trước khi mang thai bởi đây là biện pháp an toàn để bảo vệ sức khỏe cho người mẹ cũng như phòng tránh dị tật bẩm sinh ở trẻ. Bên cạnh đó, việc xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh cũng là biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả.

Thủy Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường đại học Võ Trường Toản. Nhiều năm làm việc trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Cảm cúm